Dành cho HSG
2 posters
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN 8 :: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 :: Trong Lòng Mẹ - Nguyên Hồng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dành cho HSG
I/ Nhắc lại đôi nét về tác phẩm
1. Nhân vật bé Hồng
a. Hoàn cảnh:
Là kết quả của cuộc hôn nhân không có tình yêu. Bố nghiện ngập, gia đình trở nên sa sút rồi bần cùng. Bố chết, chưa đoạn tang chồng, nhưng vì nợ nần cùng túng quá, mẹ phải bỏ đi tha phương cầu thực . Bé Hồng mồ côi, bơ vơ thiếu vắng tình thương của mẹ, phải sống trong sự ghẻ lạnh của bà cô và họ hàng bên cha. Luôn bị bà cô tìm cách chia tách tình mẫu tử.
b. Tình cảnh của cậu bé dành cho mẹ:
Bé Hồng luôn hiểu và bênh vực mẹ: Dù ở xa mẹ, phải sống trong cảnh ăn chực nằm chờ của gia đình bên nội . Bà cô luôn soi mói, dèm pha tìm cách chia cắt tình mẫu tử . Nhưng với trái tim nhạy cảm và bản tính thông minh, Hồng đã phát hiện ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói khi cười rất kịch của bà cô. Em biết rất rõ bà cô cố gieo rắc vào đầu óc em những ý nghĩ để em khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Bằng tình yêu thương mẹ, bé Hồng đã rất hiểu , thông cảm với cảnh ngộ của mẹ nên em đã bênh vực mẹ . Càng thương mẹ bao nhiêu, em càng ghê tởm, căm thù những cổ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ . Một ý nghĩ táo tợn như một cơn giông tố đang trào dâng trong em.
Bé Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Khao khát đó của Hồng chẳng khác nào khao khát của người bộ hành trên sa mạc khao khát một dòng nước, và em sẽ gục ngã khi người ngồi trên chiếc xe kéo kia không phải là mẹ . Em đã ung sướng và hạnh phúc khi được ngôi trong lòng mẹ . Khi mẹ gọi, em trèo lên xe, mừng ríu cả chân lại. Em oà lên và cứ thế nức nở. Đó là giọt nước mắt của sự tủi thân bàng hoàng. Trong cái cảm giác sung sướng của đứa con ngôi cạnh mẹ, em đã cảm nhận được vẻ đẹp của mẹ. Em mê man, ngây ngất đắm say trong tình yêu thương của mẹ.
2. Nhân vật mẹ bé Hồng:
- Là phụ nữ gặp nhiều trái ngang, bất hạnh trong cuộc đời . Thời xuân sắc là một phụ nữ đẹp nhất phố hàng cau, bị ép duyên cho một người hơn gấp đôi tuổi mình. Bà chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân ép buộc. Chồng chết, với trái tim khao khát yêu thương, bà đã đi bước nữa thì bị cả xã hội lên án.
- Luôn sống tình nghĩa : Đến ngày giỗ đầu của chồng- về.
- Yêu thương con: Khi gặp con khi được ôm hình hài máu mủ đã làm cho ngươi mẹ lại tươi đẹp.
3. Hình ảnh bà cô
Có tâm địa xấu xa độc ác. Bà là người đại diện, là người phát ngôn cho những hủ tục phong kiến. Bà được đào tạo từ xã hội phong kiến nên suy nghĩ của bà mang nặng tính chất cổ hủ.
4. Nghệ thuật đoạn trích
Những ngày thơ ấu là cuốn tiểu thuyết tự truyện thuộc thể hồi ký có sự kết hợp hài hoà giữa sự kiện và bày tỏ cảm xúc, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng tha thiết, giàu chất trữ tình và thấm đẫm cảm xúc.
II/Luyện tập
1) Đề 1:
Em hãy kể lại đoạn trích trong lòng mẹ theo ngôi thứ ba.
Đề 2:
Qua đoạn trích: Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
Gợi ý:
a. Đau đớn xót xa đến tột cùng:
Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nhục mẹ một cách tàn nhẫn, trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức : “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng ”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội.
b. Căm ghét đến cao độ những cổ tục .
Cuộc đời nghiệt ngã, bất côngđã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt báy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi”.
c. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm
Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổthiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Nô-en, em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm ...
d. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.
Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.
Đề 3:
Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dẫn:
1.Giải thích:
Vì sao Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em
Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ...
Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh .
Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của người nghệ sỹ , dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê.
2. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ .
a. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ
Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ. Sau khi chồng chết vì nợ nần cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực, buôn bán ngược xuôi để kiếm sống . Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ xuân sắc một thời trở nên tiều tụy đáng thương “Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rạc đi ”…
Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của người phụ nữ : Hủ tục ép duyên đã khiến mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với người đàn ông gấp đôi tuổi của mình. Vì sự yên ấm của gia đình, người phụ nữ này phải sống âm thầm như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực , sinh nở vụng trộm dấu diếm.
b. Nhà văn còn ngượi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ:
Giàu tình yêu thương con. Gặp lại con sau bao ngày xa cách, mẹ Hồng xúc động đến nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của người mẹ, người đọc như cảm nhận được nỗi xót xa ân hận cũng như niềm sung sướng vô hạn vì được gặp con. Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuốt ve, gãi rôm...mẹ bù đắp cho Hồng những tình cảm thiếu vắng sau bao ngày xa cách.
c. Là người phụ nữ trọng nghĩa tình
Dẫu chẳng mặn mà với cha Hồng song vốn là người trọng đạo nghĩa, mẹ Hồng vẫn trở về trong ngày dỗ để tưởng nhớ người chồng đã khuất.
d. Nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ:
Bảo vệ quyền bình đẳng và tự do , cảm thông vời mẹ Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã tìm hạnh phúc riêng.
Tóm lại: Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô hạn đối với người mẹ . Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi” . Có lẽ hình ảnh người mẹ đã trở thành nguồn mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông viết văn học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất.
2. Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ.
a. Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạnh của trẻ thơ.
Nhà văn thấu hiểu nỗi thống khổ cả vạt chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồngđược hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân. Gia đình và xã hội đã không cho em được sống cuộc sống thực sự của trẻ thơ ...nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm ...
b. Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ:
Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt. Luôn nhớ nhung về mẹ. Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không?”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ.
Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tính ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ. Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ. Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia. Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn. Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi”
Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngưỡng thiêng liêng, thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ. Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ, em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất dấu ở trong lòng.
c. Sung sướng khi được sống trong lòng mẹ.
Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện.
d. Nhà thơ thấu hiẻu những khao khát muôn đời của trẻ thơ:
Khao khát được sống trong tình thương yêu che chở của mẹ, được sống trong lòng mẹ.
1. Nhân vật bé Hồng
a. Hoàn cảnh:
Là kết quả của cuộc hôn nhân không có tình yêu. Bố nghiện ngập, gia đình trở nên sa sút rồi bần cùng. Bố chết, chưa đoạn tang chồng, nhưng vì nợ nần cùng túng quá, mẹ phải bỏ đi tha phương cầu thực . Bé Hồng mồ côi, bơ vơ thiếu vắng tình thương của mẹ, phải sống trong sự ghẻ lạnh của bà cô và họ hàng bên cha. Luôn bị bà cô tìm cách chia tách tình mẫu tử.
b. Tình cảnh của cậu bé dành cho mẹ:
Bé Hồng luôn hiểu và bênh vực mẹ: Dù ở xa mẹ, phải sống trong cảnh ăn chực nằm chờ của gia đình bên nội . Bà cô luôn soi mói, dèm pha tìm cách chia cắt tình mẫu tử . Nhưng với trái tim nhạy cảm và bản tính thông minh, Hồng đã phát hiện ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói khi cười rất kịch của bà cô. Em biết rất rõ bà cô cố gieo rắc vào đầu óc em những ý nghĩ để em khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Bằng tình yêu thương mẹ, bé Hồng đã rất hiểu , thông cảm với cảnh ngộ của mẹ nên em đã bênh vực mẹ . Càng thương mẹ bao nhiêu, em càng ghê tởm, căm thù những cổ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ . Một ý nghĩ táo tợn như một cơn giông tố đang trào dâng trong em.
Bé Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Khao khát đó của Hồng chẳng khác nào khao khát của người bộ hành trên sa mạc khao khát một dòng nước, và em sẽ gục ngã khi người ngồi trên chiếc xe kéo kia không phải là mẹ . Em đã ung sướng và hạnh phúc khi được ngôi trong lòng mẹ . Khi mẹ gọi, em trèo lên xe, mừng ríu cả chân lại. Em oà lên và cứ thế nức nở. Đó là giọt nước mắt của sự tủi thân bàng hoàng. Trong cái cảm giác sung sướng của đứa con ngôi cạnh mẹ, em đã cảm nhận được vẻ đẹp của mẹ. Em mê man, ngây ngất đắm say trong tình yêu thương của mẹ.
2. Nhân vật mẹ bé Hồng:
- Là phụ nữ gặp nhiều trái ngang, bất hạnh trong cuộc đời . Thời xuân sắc là một phụ nữ đẹp nhất phố hàng cau, bị ép duyên cho một người hơn gấp đôi tuổi mình. Bà chôn vùi tuổi xuân trong cuộc hôn nhân ép buộc. Chồng chết, với trái tim khao khát yêu thương, bà đã đi bước nữa thì bị cả xã hội lên án.
- Luôn sống tình nghĩa : Đến ngày giỗ đầu của chồng- về.
- Yêu thương con: Khi gặp con khi được ôm hình hài máu mủ đã làm cho ngươi mẹ lại tươi đẹp.
3. Hình ảnh bà cô
Có tâm địa xấu xa độc ác. Bà là người đại diện, là người phát ngôn cho những hủ tục phong kiến. Bà được đào tạo từ xã hội phong kiến nên suy nghĩ của bà mang nặng tính chất cổ hủ.
4. Nghệ thuật đoạn trích
Những ngày thơ ấu là cuốn tiểu thuyết tự truyện thuộc thể hồi ký có sự kết hợp hài hoà giữa sự kiện và bày tỏ cảm xúc, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng tha thiết, giàu chất trữ tình và thấm đẫm cảm xúc.
II/Luyện tập
1) Đề 1:
Em hãy kể lại đoạn trích trong lòng mẹ theo ngôi thứ ba.
Đề 2:
Qua đoạn trích: Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.
Gợi ý:
a. Đau đớn xót xa đến tột cùng:
Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nhục mẹ một cách tàn nhẫn, trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức : “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng ”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội.
b. Căm ghét đến cao độ những cổ tục .
Cuộc đời nghiệt ngã, bất côngđã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt báy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi”.
c. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm
Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổthiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Nô-en, em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm ...
d. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.
Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.
Đề 3:
Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hướng dẫn:
1.Giải thích:
Vì sao Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em
Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ...
Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh .
Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của người nghệ sỹ , dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê.
2. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ .
a. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ
Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ. Sau khi chồng chết vì nợ nần cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực, buôn bán ngược xuôi để kiếm sống . Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ xuân sắc một thời trở nên tiều tụy đáng thương “Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rạc đi ”…
Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của người phụ nữ : Hủ tục ép duyên đã khiến mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với người đàn ông gấp đôi tuổi của mình. Vì sự yên ấm của gia đình, người phụ nữ này phải sống âm thầm như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực , sinh nở vụng trộm dấu diếm.
b. Nhà văn còn ngượi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ:
Giàu tình yêu thương con. Gặp lại con sau bao ngày xa cách, mẹ Hồng xúc động đến nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của người mẹ, người đọc như cảm nhận được nỗi xót xa ân hận cũng như niềm sung sướng vô hạn vì được gặp con. Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuốt ve, gãi rôm...mẹ bù đắp cho Hồng những tình cảm thiếu vắng sau bao ngày xa cách.
c. Là người phụ nữ trọng nghĩa tình
Dẫu chẳng mặn mà với cha Hồng song vốn là người trọng đạo nghĩa, mẹ Hồng vẫn trở về trong ngày dỗ để tưởng nhớ người chồng đã khuất.
d. Nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ:
Bảo vệ quyền bình đẳng và tự do , cảm thông vời mẹ Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã tìm hạnh phúc riêng.
Tóm lại: Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô hạn đối với người mẹ . Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi” . Có lẽ hình ảnh người mẹ đã trở thành nguồn mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông viết văn học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất.
2. Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ.
a. Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạnh của trẻ thơ.
Nhà văn thấu hiểu nỗi thống khổ cả vạt chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồngđược hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân. Gia đình và xã hội đã không cho em được sống cuộc sống thực sự của trẻ thơ ...nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm ...
b. Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ:
Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt. Luôn nhớ nhung về mẹ. Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không?”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ.
Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tính ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ. Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ. Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia. Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn. Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi”
Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngưỡng thiêng liêng, thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ. Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ, em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất dấu ở trong lòng.
c. Sung sướng khi được sống trong lòng mẹ.
Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện.
d. Nhà thơ thấu hiẻu những khao khát muôn đời của trẻ thơ:
Khao khát được sống trong tình thương yêu che chở của mẹ, được sống trong lòng mẹ.
Re: Dành cho HSG
Kiến thức rất cần thiết cho mềnh :v
blamld81- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 11/03/2015
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN 8 :: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 :: Trong Lòng Mẹ - Nguyên Hồng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết