Dành cho HSG
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dành cho HSG
1 / Tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp của Nguyễn Trãi trong đoạn trích " Nước Đại Việt ta"
Nguyễn Trãi là người luôn phụng thờ một tư tưởng lớn: tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi, khiến cho các tác phẩm của ông có một giá trị nhân bản sâu sắc.
Đặc biệt, trong Bình Ngô đại cáo, nhất là đoạn trích Nước Đại Việt ta, tư tưởng ấy thể hiện đậm nét.
Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu lên một mệnh đề về nguyên lí nhân nghĩa:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nằm ở hai từ yên dân và trừ bạo. Nói cụ thể hơn nội dung của tư tưởng đó là: yêu dân, làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc và yêu nước chống xâm lược.
Đối với Nguyễn Trãi, chữ dân ở đây không có tính chất chung chung mà là người dân đất Việt, những người dân đang lâm vào hoàn cảnh khốn cùng của chiến tranh loạn lạc, những người dân vô tội đang bị giặc Minh tàn sát. Vì thế, ở phần sau của bài Cáo, Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ hơn tình yêu dân bằng việc vạch trần tội ác tàn bạo của bọn xâm lược và bộc lộ nỗi đau đớn xót xa trước những thảm cảnh mà nhân dân đang nếm trải:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tần
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ta đọc thấy câu văn Nguyễn Trãi có cả ngọn lửa căm hờn và tiếng thổn thức của một trái tim đau thương rớm máu.
Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa vì dân, làm cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Muốn cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, lúc bấy giờ, không có con đường nào khác là phải diệt trừ giặc ác, cứu sống dân. Vì thế Nguyễn Trãi mở rộng nội dung nhân nghĩa lên một mức cao hơn:
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Giặc bạo tàn đã gây bao tội ác, đến trời đất cũng không thể dung tha. Ngọn lửa căm hờn rực cháy trong tim người anh hùng dân tộc:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Đọc kĩ câu văn Nguyễn Trãi, ta nhận thức rõ hơn, giặc ở đây không chĩ là kẻ thù của nhân dân, mà còn là kẻ thù của quốc gia, của dân tộc: giặc nước. Trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, bên cạnh chữ yêu dân còn thêm chữ yêu nước. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không mang tính chất triết lí giáo điều, mà được cụ thể hoá bằng lòng yêu nước thương dân nồng nàn, thiết tha.
Lý tưởng nhân nghĩa lý tưởng dân nước là lý tưởng suốt đời Nguyễn Trãi luôn ôm ấp và theo đuổi, nó sâu sắc và mạnh mẽ đến mức:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đồng.
(Thuật hứng V)
Và Nguyễn Trãi suốt đời trung thành với nó:
Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng XXIV)Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một tư tưởng lớn, tư tưởng thời đại. Tư tưởng ấy cao đẹp biết bao, đáng trân trọng biết bao!
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát huy truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Chính truyền thống nhân nghĩa ấy kết hợp với chân lí độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh thần kỳ để nhấn chìm mọi kẻ thù cướp nước, làm nên những chiến công hiển hách, những chiến thắng vang dội.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiếu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Và trong cuộc kháng chiến chống Minh đã tạo nên sức mạnh rung trời chuyển đất:
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Đưa ra tư tưởng nhân nghĩa ngay ở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi muốn khẳng định ngọn cờ chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại, đồng thời cũng vạch rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn cuồng Minh (khi xâm lược nước ta chúng giương chiêu bài phù Trần diệt Hồ để che giấu tội ác):
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Càng đọc Bình Ngô đại cáo, ta càng thấm thìa về tấm lòng yêu nước thương dân thiết tha, sâu sắc, về nhân cách vĩ đại và tiết tháo cao cả của một con người suốt đời vi nước vì dân: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo" (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao khuê) – Lê Thánh Tông.
2/, "Nước Đại Việt ta " - bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt
Em hãy viết bài văn chứng minh Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi) Bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt.
Nhắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi.
Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền vãn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam củng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bèn xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc.
Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều.
Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng.
Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chi là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có.
Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc dược ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bát sống Toa Đồ,
Sồng Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên.
Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.
Nguyễn Trãi là người luôn phụng thờ một tư tưởng lớn: tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi, khiến cho các tác phẩm của ông có một giá trị nhân bản sâu sắc.
Đặc biệt, trong Bình Ngô đại cáo, nhất là đoạn trích Nước Đại Việt ta, tư tưởng ấy thể hiện đậm nét.
Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu lên một mệnh đề về nguyên lí nhân nghĩa:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nằm ở hai từ yên dân và trừ bạo. Nói cụ thể hơn nội dung của tư tưởng đó là: yêu dân, làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc và yêu nước chống xâm lược.
Đối với Nguyễn Trãi, chữ dân ở đây không có tính chất chung chung mà là người dân đất Việt, những người dân đang lâm vào hoàn cảnh khốn cùng của chiến tranh loạn lạc, những người dân vô tội đang bị giặc Minh tàn sát. Vì thế, ở phần sau của bài Cáo, Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ hơn tình yêu dân bằng việc vạch trần tội ác tàn bạo của bọn xâm lược và bộc lộ nỗi đau đớn xót xa trước những thảm cảnh mà nhân dân đang nếm trải:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tần
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Ta đọc thấy câu văn Nguyễn Trãi có cả ngọn lửa căm hờn và tiếng thổn thức của một trái tim đau thương rớm máu.
Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa vì dân, làm cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Muốn cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, lúc bấy giờ, không có con đường nào khác là phải diệt trừ giặc ác, cứu sống dân. Vì thế Nguyễn Trãi mở rộng nội dung nhân nghĩa lên một mức cao hơn:
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Giặc bạo tàn đã gây bao tội ác, đến trời đất cũng không thể dung tha. Ngọn lửa căm hờn rực cháy trong tim người anh hùng dân tộc:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Đọc kĩ câu văn Nguyễn Trãi, ta nhận thức rõ hơn, giặc ở đây không chĩ là kẻ thù của nhân dân, mà còn là kẻ thù của quốc gia, của dân tộc: giặc nước. Trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, bên cạnh chữ yêu dân còn thêm chữ yêu nước. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không mang tính chất triết lí giáo điều, mà được cụ thể hoá bằng lòng yêu nước thương dân nồng nàn, thiết tha.
Lý tưởng nhân nghĩa lý tưởng dân nước là lý tưởng suốt đời Nguyễn Trãi luôn ôm ấp và theo đuổi, nó sâu sắc và mạnh mẽ đến mức:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đồng.
(Thuật hứng V)
Và Nguyễn Trãi suốt đời trung thành với nó:
Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng XXIV)Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một tư tưởng lớn, tư tưởng thời đại. Tư tưởng ấy cao đẹp biết bao, đáng trân trọng biết bao!
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát huy truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Chính truyền thống nhân nghĩa ấy kết hợp với chân lí độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh thần kỳ để nhấn chìm mọi kẻ thù cướp nước, làm nên những chiến công hiển hách, những chiến thắng vang dội.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiếu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Và trong cuộc kháng chiến chống Minh đã tạo nên sức mạnh rung trời chuyển đất:
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Đưa ra tư tưởng nhân nghĩa ngay ở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi muốn khẳng định ngọn cờ chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại, đồng thời cũng vạch rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn cuồng Minh (khi xâm lược nước ta chúng giương chiêu bài phù Trần diệt Hồ để che giấu tội ác):
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Càng đọc Bình Ngô đại cáo, ta càng thấm thìa về tấm lòng yêu nước thương dân thiết tha, sâu sắc, về nhân cách vĩ đại và tiết tháo cao cả của một con người suốt đời vi nước vì dân: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo" (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao khuê) – Lê Thánh Tông.
2/, "Nước Đại Việt ta " - bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt
Em hãy viết bài văn chứng minh Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi) Bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt.
Nhắc đến những áng thiên cổ hùng văn của mọi thời đại, phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên cáo khẳng định cộng đồng Đại Việt với tư cách một quốc gia độc lập và tổng kết sự nghiệp bình Ngô Phục quốc đã kết thúc thắng lợi, đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn từ tay kẻ thù, và bắt đầu thời kỳ xây dựng phát triển mới. Với những ý nghĩa như vậy Bình Ngô đại cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Đại Việt. Nội dung tuyên ngôn được thể hiện tập trung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, gây được tiếng vang lớn trong dư luận. Riêng dân tộc Việt Nam cũng đã có tới ba bản tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Ba bản tuyên ngôn ấy không những là kiệt tác văn chương mà còn là ý chí độc lập tự chủ của một dân tộc biết tự khẳng định mình, tự hào về truyền thống và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập ấy, ra đời vào cuối năm 1427, ngay sau khi đại nghiệp chống Minh thu được thắng lợi.
Mở đầu bài Cáo, Nguyễn Trãi nêu ra nguyên lý nhân nghĩa có tính chất là tư tưởng chủ đạo cho cả bài Cáo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Đó là tư tưởng nhân nghĩa vì dân vì nước hết sức cao đẹp và tiến bộ. Ngay sau đó, Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền vãn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam củng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bèn xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Tám câu văn đã thâu tóm cả một quan điểm lớn về quốc gia và dân tộc.
Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã nêu lên một quan điểm về quốc gia dân tộc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý Thường Kiệt đã khẳng định một chân lí tự nhiên không thể chối bỏ: Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là đạo lí hợp với lẽ trời và lòng người. Người Việt ta coi trọng đạo lí ấy và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nó. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời và được tuyên đọc ngay trước cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, đã thổi bùng lên cả một hào khí chiến đấu và chiến thắng giặc thù. Âm hưởng của bài thơ ngân vang bên chiến tuyến Như Nguyệt ngày ấy vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng của Lý Thường Kiệt về quốc gia, dân tộc và nâng nó lên một bước phát triển mới, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều.
Nếu như quan niệm về quốc gia, dân tộc của Lý Thường Kiệt mới chỉ dừng lại ở hai yếu tố cơ bản: chủ quyền và lãnh thổ, thì đến Nguyễn Trãi, quan điểm ấy được bổ sung thêm ba yếu tố rất quan trọng. Nguyễn Trãi khẳng định: nước Đại Việt là của dân tộc Việt. Dân tộc ấy là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, có núi sông bờ cõi riêng, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng.
Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Trãi đã ý thức được sâu xa và bền vững về độc lập chủ quyền dân tộc. Một dân tộc độc lập không chi là một dân tộc có độc lập và chủ quyền riêng, mà điều cần thiết không thể thiếu là dân tộc ấy phải có một nền văn hiến lâu đời. Nền văn hiến ấy chính là truyền thống văn hóa tốt đẹp. Nền văn hóa ấy kết hợp với phong tục tập quán sẽ làm nên bản sắc dân tộc. Nhớ lại hơn một ngàn năm Bắc thuộc bọn phong kiến phương Bắc ra sức đồng hóa dân tộc nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Truyền thống văn hiến đã tạo nên ý chí kiên cường bất khuất để dân tộc ta tồn tại và phát triển trong suốt đêm trường đen tối ấy. Và cũng chính truyền thống văn hiến làm nên ý chí quật khởi, tạo nên một bề dày lịch sử oanh liệt hiếm có.
Quan điểm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi đã trở thành một chân lí bất hủ và ngời sáng: chân lí độc lập dân tộc. Chân lí độc lập dân tộc dược ánh sáng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước chiếu rọi đã tạo nên sức mạnh diệu kì:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bát sống Toa Đồ,
Sồng Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Bằng những chứng cứ xác thực và hùng hồn, Nguyễn Trãi đã thêm một lần nữa khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc với niềm tự hào cao độ. Theo Nguyễn Trãi, nền độc lập ấy đâu phải tự nhiên vốn có, mà đó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ đầy hi sinh; đó là xương máu của bao lớp cha anh đã ngã xuống để xây đắp lên.
Nếu như toàn bộ bài Cáo là một bản anh hùng ca lẫm liệt về một dân tộc với hào khí thời đại, khát vọng chiến thắng kẻ thù để giành lấy nền độc lập thái bình muôn thuở thì đoạn trích Nước Đại Việt ta chính là tuyên ngôn về hào khí, khí phách, khát vọng ấy. Năm tháng qua đi nhưng ý nghĩa của bản tuyên ngôn vẫn còn ngời sáng đến muôn đời.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết