Dành cho HSG
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN 8 :: Thơ mới :: Quê hương
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dành cho HSG
EM HÃY PHÂN TÍCH BÀI QUÊ HƯƠNG TẾ HANH
Anh đi anh nhớ quê nhà… Đó là tâm trạng chung của bất cứ ai khi phải xa quê – Tế Hanh cũng vậy – Từ lúc còn là một cậu học trò mười tám tuổi, đang theo học ở Huế – Chàng thanh niên ấy đã nhớ nhà nhớ quê, nhở cái làng chài ven biển, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Thế là những câu thơ tưởng nhớ quê lại ra đời một cách tự nhiên chân thành và tha thiết. Mấy ai quên được bài thơ Quê hương của Tế Hanh thuở hoa niên ấy.
Bài thơ mở đầu như là lời tự xưng danh, tự thuật rất đỗi tự nhiên và mộc mạc.
Làng tôi ờ vốn làm nghề chài lưới.
Và sau đó nhà thơ đã kể, đã tường thuật về cái làng chài của mình. Câu thơ có tính thông báo tiếp theo cho thấy đây là một làng chài ờ vùng cửa sông gần biển. Bằng hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã giới thiệu vị trí địa lý và đặc điểm nghề nghiệp của làng quê Quê là làng – nghề của làng là chài lưới.
Trong tâm tưởng của nhà thơ, sau lời giới thiệu ấy, hình ảnh làng chài như đang hiện ra trước mắt. Và nhà thơ đã miêu tả cụ thể một ngày ra khơi đẹp trời, dân làng bơi thuyền đi đánh cá. Trong khung cảnh trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Phải nói đó là một buổi sáng dẹp trời lý tưởng – vẻ đẹp tinh khôi, mát mẻ, dễ chịu, thoáng đãng, bao la sắc hồn của bình minh. Và chỉ những người làm nghề chài lưới mới thấy hết được tầm quan trọng thiết yếu của những buổi đẹp trời – Không chỉ báo hiệu một buổi ra khơi yên lành, mà còn hứa hẹn những mẻ lưới bội thu. Trong cái quanh cảnh dễ làm lòng người phấn khích ấy, đoàn trai tráng bơi thuyền ra khơi, bắt đầu một ngày lao động của mình. Làm nghề đánh cá nặng nhọc này phải là những người khỏe mạnh vạm vỡ mới có thể đảm đương nổi. Chỉ có những chàng trai mới có thể điều khiển được chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Có thể nói đây là một chuyến ra khơi đầy hào hứng. Những câu thơ miêu tả trực tiếp cảnh dân làng ra khơi đánh cá có ý nghĩa như những chi tiết tả thực giúp người đọc hình dung được không gian hình ảnh, đoàn thuyền khá sinh động. Trên nền kể tả ấy xuất hiện hai câu thơ mang vẻ đẹp bất ngờ:
Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Cánh buồm là một vật cụ thể hữu hình được ví với mảnh hồn làng là cái trừu tượng, vô hình – một cách ví von nhờ sự liên tưởng khá xa và độc đáo của tác giả. Mỗi một vùng quê sinh sống lâu đời, dường như bao giờ cũng mang một nét rất riêng. Và người xa quê thường cảm nhận nó như linh hồn của làng quê. Đối với Tế Hanh thuở mười tám tuổi, hình ảnh chiếc buồm ra khơi dường như mang hơi thở, nhịp đập, quê hương. Một cánh buồm rướn thân trắng bao la thâu góp gió thật đẹp trong dáng vẻ cường tráng, sức vóc tung tỏa của nó. Hai câu thơ diễn đạt hình ảnh giàu ý nghĩa, đưa nó lên thành biểu tượng của tâm hồn.
Anh đi anh nhớ quê nhà… Đó là tâm trạng chung của bất cứ ai khi phải xa quê – Tế Hanh cũng vậy – Từ lúc còn là một cậu học trò mười tám tuổi, đang theo học ở Huế – Chàng thanh niên ấy đã nhớ nhà nhớ quê, nhở cái làng chài ven biển, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Thế là những câu thơ tưởng nhớ quê lại ra đời một cách tự nhiên chân thành và tha thiết. Mấy ai quên được bài thơ Quê hương của Tế Hanh thuở hoa niên ấy.
Bài thơ mở đầu như là lời tự xưng danh, tự thuật rất đỗi tự nhiên và mộc mạc.
Làng tôi ờ vốn làm nghề chài lưới.
Và sau đó nhà thơ đã kể, đã tường thuật về cái làng chài của mình. Câu thơ có tính thông báo tiếp theo cho thấy đây là một làng chài ờ vùng cửa sông gần biển. Bằng hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã giới thiệu vị trí địa lý và đặc điểm nghề nghiệp của làng quê Quê là làng – nghề của làng là chài lưới.
Trong tâm tưởng của nhà thơ, sau lời giới thiệu ấy, hình ảnh làng chài như đang hiện ra trước mắt. Và nhà thơ đã miêu tả cụ thể một ngày ra khơi đẹp trời, dân làng bơi thuyền đi đánh cá. Trong khung cảnh trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Phải nói đó là một buổi sáng dẹp trời lý tưởng – vẻ đẹp tinh khôi, mát mẻ, dễ chịu, thoáng đãng, bao la sắc hồn của bình minh. Và chỉ những người làm nghề chài lưới mới thấy hết được tầm quan trọng thiết yếu của những buổi đẹp trời – Không chỉ báo hiệu một buổi ra khơi yên lành, mà còn hứa hẹn những mẻ lưới bội thu. Trong cái quanh cảnh dễ làm lòng người phấn khích ấy, đoàn trai tráng bơi thuyền ra khơi, bắt đầu một ngày lao động của mình. Làm nghề đánh cá nặng nhọc này phải là những người khỏe mạnh vạm vỡ mới có thể đảm đương nổi. Chỉ có những chàng trai mới có thể điều khiển được chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Có thể nói đây là một chuyến ra khơi đầy hào hứng. Những câu thơ miêu tả trực tiếp cảnh dân làng ra khơi đánh cá có ý nghĩa như những chi tiết tả thực giúp người đọc hình dung được không gian hình ảnh, đoàn thuyền khá sinh động. Trên nền kể tả ấy xuất hiện hai câu thơ mang vẻ đẹp bất ngờ:
Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Cánh buồm là một vật cụ thể hữu hình được ví với mảnh hồn làng là cái trừu tượng, vô hình – một cách ví von nhờ sự liên tưởng khá xa và độc đáo của tác giả. Mỗi một vùng quê sinh sống lâu đời, dường như bao giờ cũng mang một nét rất riêng. Và người xa quê thường cảm nhận nó như linh hồn của làng quê. Đối với Tế Hanh thuở mười tám tuổi, hình ảnh chiếc buồm ra khơi dường như mang hơi thở, nhịp đập, quê hương. Một cánh buồm rướn thân trắng bao la thâu góp gió thật đẹp trong dáng vẻ cường tráng, sức vóc tung tỏa của nó. Hai câu thơ diễn đạt hình ảnh giàu ý nghĩa, đưa nó lên thành biểu tượng của tâm hồn.
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN 8 :: Thơ mới :: Quê hương
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết