Vụ giàn khoan HD981 (phần 3)

Go down

Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) Empty Vụ giàn khoan HD981 (phần 3)

Bài gửi by Admin Sat Apr 11, 2015 3:48 pm

4.PHẢN ỨNG VÀ DƯ LUẬN
Phản ứng của người Việt
Đa số các ý kiến trên báo chí và các diễn đàn công khai đều phản đối hành động của Trung Quốc, tuy nhiên mức độ phản đối cũng như quan điểm về cách giải quyết rất khác nhau, từ kêu gọi chiến tranh, đưa ý kiến kiện ra toà án quốc tế, sử dụng giải pháp ngoại giao đến hòa hoãn.
Một vài cá nhân tỏ ý ủng hộ Trung Quốc đã bị phản đối dữ dội.Các cuộc tranh luận gay gắt cũng đã nổ ra xung quanh những thái độ khác nhau trước vụ việc này.
Ngày 9 tháng 5, Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã viết thư gửi giáo dân Việt Nam về Tình hình biển Đông. Trong đó, ông kêu gọi các giáo phận tổ chức một ngày cầu nguyện cho quê hương, kêu gọi mọi người sám hối, tiết giảm chi tiêu ăn uống, mua sắm để góp phần nâng đỡ các ngư dân nạn nhân của tàu Trung Quốc và các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam bị thương. Nhưng ông cũng viết rằng những thỏa ước tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng, giữa hai Đảng cộng sản (Việt Nam và Trung Quốc) thực tế đã cho thấy không mang lại lợi ích cho dân nước Việt Nam, mà còn đưa đất nước vào tình trạng lâm nguy. Ông kêu gọi Chính phủ Việt Nam kiên trì đường lối ngoại giao, đối thoại để giải quyết xung đột nhưng có lập trường kiên định lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân, vì nước để thực hiện đường lối chính sách với Trung Quốc. Nhiều ngôi thánh đường thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Giáo phận Phát Diệm, Giáo phận Vinh, Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đã gióng chuông kêu gọi tín hữu để cầu nguyện cho công lý và hòa bình cho toàn vẹn lãnh thổ.
Một số người bất đồng chính kiến cho rằng hành động của giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam là chưa đủ mạnh mẽ, thể hiện qua việc, tính đến ngày 10 tháng 5, Hội nghị Trung ương 9 Đảng CSVN đang họp cùng lúc nhưng không bàn công khai và tuyên bố về vụ giàn khoan. Nhưng kết thúc phiên họp, vào ngày 14 tháng 5 Hội nghị đã ra thông báo trong đó có đề cập về vấn đề này, Cộng đồng mạng người Việt cũng có phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhiều trang mạng được lập ra kêu gọi tẩy chay và nhiều người dùng đã thay đổi hình ảnh đại diện là quốc kỳ Việt Nam và biểu tượng tẩy chay hàng Trung Quốc. Một vài khách sạn tại Việt Nam từ chối nhận khách Trung Quốc, vài cửa tiệm không bán hàng Trung Quốc và du khách Việt đua nhau hủy tour đi du lịch Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có ý kiến kêu gọi không nên kỳ thị và 'bài' người Trung Quốc theo kiểu này, và theo nhận xét của nguyên tổng giám đốc Jetstar Pacific Airlines và nay là giám đốc điều hành Air Mekong Lương Hoài Nam nhận xét: "...thấy nhiều người kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Nhưng chưa thấy nhà nào mang TV, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng, laptop, iPhone, iPad... lắp linh kiện Trung Quốc quẳng ra đường và những lời kêu gọi được gõ ngay trên các bàn phím sản xuất ngay ở Trung Quốc", ông Nam kêu gọi các đài truyền hình trên cả nước hãy dừng chiếu những bộ phim dài tập về lịch sử Trung Hoa.
Nhiều hiệp hội trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đóng góp để ủng hộ công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Mít-tinh và biểu tình phản đối
Bạo động
Tự thiêu
Thư ngỏ

115 nhà trí thức Việt Nam trong cũng như ngoài nước vừa ra thư ngỏ đăng trên trang boxitvn.net, gửi đến đồng bào trong và ngoài nước cùng các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, bày tỏ quan tâm về tình hình hiện thời, đồng thời kêu gọi người dân ký tên ủng hộ lá thư. Trên danh sách này có tên nhiều nhà hoạt động, nhà văn nhà thơ, nhà báo và một số đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Danh sách này còn có chữ ký của một số lãnh đạo tôn giáo và quân đội, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho biết thông điệp chính của lá thư ngỏ này: "Cái thông điệp nổi bật là phải dứt bỏ 4 tốt và 16 chữ vàng, mối quan hệ lệ thuộc vào Trung Quốc, đấy là cái thứ nhất. Thứ hai là, chỉ có xây dựng một hệ thống dân chủ thực sự, một nền dân chủ và một nền pháp trị thực sự, tức là không còn độc đảng, không còn toàn trị thì Việt Nam mới có cơ chống ngoại xâm, bởi vì Việt Nam hiện bây giờ đang trơ trọi, tuy rằng trong nước, Tivi vẫn nói rằng nhân dân thế giới ủng hộ, nhưng mà thực sự là bất chấp sự kêu gọi của ông Thủ Tướng, những nước mà lên tiếng mạnh mẽ cũng chỉ nói một cách chiếu lệ mà thôi bởi vì một nước độc đảng, một chế độ độc tài khó mà thuyết phục được những người khác làm bạn.
Phản ứng của người Trung Quốc
Hoàn Cầu Thời báo lên tiếng kêu gọi Trung Quốc có hành động cứng rắn và đe dọa cho Việt Nam "bài học nó đáng phải nhận".
Tờ South China Morning Post (Nam Hoa Tảo báo), một tờ báo tiếng Anh có tiếng tại Hồng Kông, trong một bài xã luận đăng ngày 16 tháng 5, nói rằng Việt Nam đã làm phức tạp cuộc tranh chấp với Trung Quốc khi không thể ngăn chặn được sự bạo động chống Trung Quốc. Tờ báo nói "một chính quyền mà kiểm soát chặt chẽ bất đồng chính kiến như thế đáng lẽ không có vấn đề gì trong việc giữ ôn hòa các cuộc biểu tình". Tờ báo kêu gọi Việt Nam kiềm chế làn sóng chống Trung Quốc và trừng trị những kẻ gây bạo động.
Tân Hoa Xã bình luận về các vụ bạo động tại Việt Nam: "...Một số nhà phân tích phương Tây đã đồn đoán rằng Hà Nội có thể sử dụng các cuộc tấn công này làm lá bài để mặc cả với Trung Quốc. Nhưng nếu họ nghĩ theo cách này thì thực là ngây thơ và man rợ. Việc này đơn giản là vi phạm nguyên tắc cơ bản về nhân loại khi dùng sự mất mát của mạng người nhằm thúc đẩy mục tiêu chính trị.".
Lo ngại trước phản ứng thái quá của người dân, bộ máy tuyên truyền Trung Quốc chỉ đạo kiểm duyệt và hạn chế thông tin: "Tuyệt đối không tường thuật về bất kỳ tin tức liên quan tới việc "các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam bị tấn công bởi người Việt. Không đăng lại tin từ nước ngoài. Nghiêm ngặt tìm và xóa các tin tức liên quan, bình luận, và hình ảnh trên mạng".
PHẢN ỨNG QUỐC TẾ
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_the_United_States.svgHoa Kỳ:
Ngày 7 tháng 5 năm 2014, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki tuyên bố: "Quyết định của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan dầu cùng với nhiều tàu của chính phủ lần đầu đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích và gây ra căng thẳng." Phía Hoa Kỳ gọi đây là "hành động đơn phương" của Trung Quốc theo cách "làm giảm hòa bình và ổn định trong khu vực", đồng thời bày tỏ lo ngại về "cách làm nguy hiểm" này. Hoa Kỳ kêu gọi các bên kiềm chế, đảm bảo tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với quốc tế pháp.
Ngày 9 tháng 5, sáu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã gọi hành động của Trung Quốc là "gây hấn", "gây rắc rối" và "đe dọa tự do thương mại toàn cầu".
Trong một cuộc điệm đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry công khai gọi hành động của Trung Quốc là "khiêu khích" và "hung hăng". Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của tướng lãnh đạo quân đội Trung Quốc, ông Kerry cũng bình luận rằng Hoa Kỳ "quan ngại sâu sắc" với việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc tại vùng biển mà Việt Nam cũng đòi hỏi. Trung Quốc đã phản ứng giận dữ với tuyên bố trên, trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng một tuyên bố dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng Mỹ nên "khách quan", "giữ đúng cam kết, hành động và phát ngôn thận trọng".
Ngày 14 tháng 5, Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói rằng tranh chấp Trung-Việt cần được giải quyết "thông đối thoại chứ không phải thông qua hăm dọa." "Chúng tôi hối thúc đối thoại trong giải quyết".
Ngày 10/6/2014, tại Đối thoại Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Mỹ lần thứ 27 diễn ra tại Yangon, Myanmar, Mỹ khẳng định ủng hộ các quan điểm của ASEAN trong Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 11/5/2014, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoà bình, ổn định, và an ninh, an toàn hàng hải của khu vực. Mỹ phản đối các hành động đơn phương, sử dụng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng, áp đặt yêu sách chủ quyền lãnh thổ, ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, kiềm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, Tuyên bố DOC. Mỹ tuyên bố ASEAN và Trung Quốc cần đàm phán thực chất để đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Ngày 10/7/2014, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu TQ quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002. Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, yêu cầu chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_Singapore.svgSingapore: ngày 7 tháng 5, trả lời câu hỏi của giới truyền thông về các đụng độ gần đây giữa tàu thuyền Trung Quốc - Việt Nam ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Singapore phát biểu rằng Singapore quan ngại với các diễn biến gần đây ở biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế và tránh làm leo thang căng thẳng. Nước này cũng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp phù hợp với quốc tế pháp, trong đó có UNCLOS 1982, đồng thời cũng tiếp tục hối thúc ASEAN và Trung Quốc tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_Europe.svgLiên minh châu Âu: ngày 8 tháng 5, Phát ngôn viên của Đại biểu Cao cấp của Liên minh về Chính sách Ngoại giao và An ninh và của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu ra tuyên bố: "Chúng tôi quan ngại đối với các biến cố gần đây liên quan đến Trung Quốc và Việt Nam về các động thái của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc. Cụ thể, Liên minh châu Âu quan ngại rằng các hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến môi trường an ninh của khu vực, bằng chứng là các báo cáo về va chạm gần đây giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam." Tuyên bố hối thúc các bên tìm kiếm giải pháp hoài bình tuân theo luật pháp quốc tế và đảm bảo an ninh, tự do hàng hải. Bên cạnh đó, tuyên bố kêu gọi các bên giảm căng thẳng và tránh hành động đơn phương có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định trong khu vực.
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_Japan.svgNhật Bản: ngày 9 tháng 5, trong cuộc họp báo tại Văn phòng Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu rằng "căng thẳng trong vùng gia tăng là kết quả của hành động Trung Quốc đơn phương thăm dò một diện tích biển với các ranh giới không xác định". Ông bày tỏ lo lắng và "tin rằng Trung Quốc cần làm sáng tỏ cơ sở và chi tiết các hành động cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế biết".
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_India.svgẤn Độ: ngày 9 tháng 5, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ phát biểu rằng nước này quan ngại với các diễn biến gần đây tại biển Đông và tin rằng việc duy trì hòa bình, thịnh vượng là "lợi ích sống còn của cộng đồng quốc tế". Phát ngôn viên cũng nói rằng "không được cản trở tự do lưu thông hàng hải ở biển Đông".[162] Theo The Economic Times, các nguồn tin trong Chính phủ Ấn Độ "thể hiện sự ngạc nhiên trước động thái của Trung Quốc", cụ thể là sau khi doanh nghiệp nhà nước Oil and Natural Gas Corporation (ONGC) của Ấn Độ quyết định tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam do được Việt Nam mời chào chọn lựa một số lô dầu khí mà không cần đấu thầu cạnh tranh.[163]
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_Indonesia.svgIndonesia: ngày 10 tháng 5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa phát biểu tại Naypyidaw, Myanmar rằng "Chúng tôi rất quan ngại và thất vọng với các hành động của Chính phủ Trung Quốc". Ông cho rằng chỉ có thể giải quyết vấn đề thông qua đàm phán, tuy nhiên cũng nhắc rằng Indonesia giữ quan điểm trung lập.
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_the_United_Kingdom.svgAnh Quốc: theo nội dung đăng tải trực tuyến ngày 10 tháng 5, người đứng đầu Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung phát biểu rằng việc hạ đặt giàn khoan Trung Quốc đã dẫn đến căng thẳng ở biển Đông. "Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ủng hộ tuyên bố của Liên minh châu Âu về vấn đề này vào ngày 8 tháng 5 và đã nêu vấn đề này với phía Trung Quốc ở cấp bộ trưởng. Chúng tôi hối thúc tất cả các bên kiềm chế và tìm cách xuống thang căng thẳng".
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_Australia.svgÚc: ngày 14 tháng 5, Bộ Ngoại giao và Thương mại ra tuyên bố hoan nghênh và chia sẻ "quan ngại sâu sắc" của những tuyên bố do Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 đưa ra về những diễn biến hiện nay trên biển Đông.[166][167]
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_France.svgPháp: ngày 14 tháng 5, khi được hỏi về căng thẳng ở biển Đông, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp nói rằng Pháp "quan ngại với các sự kiện và căng thẳng gần đây ở biển Đông. Pháp kêu gọi các bên cực kì kiềm chế và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và thông qua đối thoại."
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_Russia.svgNga: ngày 15 tháng 5, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich phát biểu rằng Nga "theo sát tình hình ở biển Đông", hi vọng các bên kiềm chế, "khắc phục được các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông thông qua con đường đàm phán".
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_Canada.svgCanada: ngày 19 tháng 5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada John Baird tuyên bố rằng Canada quan ngại với căng thẳng Việt-Trung trên biển Đông, cụ thể là "những ứng xử nguy hiểm trên biển, sự đe dọa giữa các tàu thuyền và những sự kiện trong đất liền vốn đã gây hư hỏng tài sản tư nhân." Canada khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp tuân theo quốc tế pháp và tránh làm gia tăng căng thẳng vì những hành động đó "có thể gây nguy hiểm cho tự do hàng hải, thương mại quốc tế và an ninh biển". Ông cũng phát biểu rằng Canada hoan nghênh bản tuyên cáo do Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 2014 đưa ra.[170]
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_the_Philippines.svgPhilippines: ngày 22 tháng 5 tại Malacañang Palace, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng "chia sẻ những mối quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, xâm phạm nghiêm trọng vùng biển giữa hai quốc gia chúng tôi".[171]
Vụ giàn khoan HD981 (phần 3) 33px-Flag_of_the_Republic_of_China.svgTrung Hoa Dân Quốc: Trong một diễn biến khác, ngày 9 tháng 5 năm 2014, phía Bộ Ngoại giao của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) - một bên cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa - ra thông cáo báo chí nêu rõ lập trường của Trung Hoa Dân Quốc, rằng "Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa và Đông Sa cùng với vùng biển xung quanh đều là lãnh thổ và vùng nước cố hữu của Trung Hoa Dân Quốc", đồng thời kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng đối thoại, tránh làm leo thang căng thẳng.
ASEAN: Ngày 11 tháng 5, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24, ASEAN (có Việt Nam là thành viên) ra tuyên cáo kêu gọi các bên kiềm chế nhưng không lên án bất cứ quốc gia nào. Học giả Ian Storey nhận định tuyên bố này "không có gì mới". Tuy nhiên, nó vẫn được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đánh giá là khả quan, vì sau 20 năm thì đây là lần đầu tiên tổ chức này có một tuyên bố riêng về tình hình biển Đông.
Liên hiệp Công đoàn Thế giới: Phía Liên hiệp Công đoàn Thế giới cũng gửi điện thư đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để "bày tỏ sự ủng hộ và tình đoàn kết với Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam và sẽ sát cánh với các đồng chí trong việc yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng lãnh hải và chủ quyền của Việt Nam".
Liên Hiệp Quốc: Ngày 11 tháng 6, người phát ngôn Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho biết Liên Hiệp Quốc sẵn sàng làm trung gian để giải quyết căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc. Theo Thông tấn xã Việt Nam, trong cuộc gặp với Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Lê Hoài Trung, ông John Ashe, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (Khóa 68) bày tỏ và chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình đang diễn ra tại Biển Đông, ủng hộ chủ trương của Việt Nam nhằm tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng hiện nay theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế. Cũng theo TTXVN, ông cũng cho rằng các bên liên quan không nên có các hành động đơn phương làm căng thẳng gia tăng và cho biết văn phòng của ông theo dõi sát sao tình hình và khẳng định ông luôn sẵn sàng hỗ trợ các bên giải quyết tình hình hiện nay. Ngược lại, theo Tân Hoa xã, người phát ngôn của John Ashe đã bác bỏ thông tin ông ủng hộ chủ trương của Việt Nam, và cho biết ông không hề đưa ra ý kiến cá nhân nào trong cuộc họp mặt với đại sứ Lê Hoài Trung.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 183
Join date : 13/10/2014

https://khoahocxahoi.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết