Đôi nét về tác giả PHAN CHÂU TRINH và sự ra đời của tác phẩm
3 posters
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN 8 :: Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX :: Đập đá ở Côn Lôn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đôi nét về tác giả PHAN CHÂU TRINH và sự ra đời của tác phẩm
1. Về tác giả:
Phan Châu Trinh (1872 - 1926) hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, huyện Tam Kì), tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Phó bảng, từng được bổ dụng một chức quan nhưng rồi bỏ quan để chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước - một sự nghiệp tâm huyết, sôi nổi và đa dạng của ông trong những năm đầu thế kỉ XX. Ông nổi tiếng là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Thơ văn của ông thấm đẫm lòng yêu nước và tinh thần dân chủ. Tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, Xăng-tê thi tập (các tập thơ), Giai nhân kì ngộ (truyện thơ dịch).
2. Về tác phẩm:
Bài thơ này được viết trong cùng cảnh ngộ với bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu. Cũng là tác phẩm của những nhà yêu nước tiến bộ, lại cũng đang trong cảnh bị tù đày, hai bài thơ có những điểm khá tương đồng. Đó là biểu hiện của hai tâm hồn, khí phách mạnh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh hiểm nguy. Sự khác nhau giữa hai tác phẩm thể hiện ở giọng điệu, phong cách của mỗi tác giả. Nếu như bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có nhiều nét hóm hỉnh, đùa vui nhẹ nhàng thì bài Đập đá ở Côn Lôn lại thể hiện giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng, có nhiều sắc thái khẳng định hơn.
Phan Châu Trinh (1872 - 1926) hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, huyện Tam Kì), tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Phó bảng, từng được bổ dụng một chức quan nhưng rồi bỏ quan để chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước - một sự nghiệp tâm huyết, sôi nổi và đa dạng của ông trong những năm đầu thế kỉ XX. Ông nổi tiếng là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Thơ văn của ông thấm đẫm lòng yêu nước và tinh thần dân chủ. Tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, Xăng-tê thi tập (các tập thơ), Giai nhân kì ngộ (truyện thơ dịch).
2. Về tác phẩm:
Bài thơ này được viết trong cùng cảnh ngộ với bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu. Cũng là tác phẩm của những nhà yêu nước tiến bộ, lại cũng đang trong cảnh bị tù đày, hai bài thơ có những điểm khá tương đồng. Đó là biểu hiện của hai tâm hồn, khí phách mạnh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh hiểm nguy. Sự khác nhau giữa hai tác phẩm thể hiện ở giọng điệu, phong cách của mỗi tác giả. Nếu như bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác có nhiều nét hóm hỉnh, đùa vui nhẹ nhàng thì bài Đập đá ở Côn Lôn lại thể hiện giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng, có nhiều sắc thái khẳng định hơn.
Re: Đôi nét về tác giả PHAN CHÂU TRINH và sự ra đời của tác phẩm
Hơi ngắn nhưng rõ
haold81- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 11/03/2015
nguyenle82- Tổng số bài gửi : 5
Join date : 11/03/2015
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN 8 :: Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX :: Đập đá ở Côn Lôn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết