Đôi nét về tác giả: LÝ CÔNG UẨN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đôi nét về tác giả: LÝ CÔNG UẨN
I/ Thân thế
Sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (甲戌), niên hiệu Thái Bình (太平) năm thứ 5 triều Đinh (丁) [1] (tức ngày 8 tháng 3 năm 974 Tây lịch), là người ở hương Diên Uẩn (延蘊), châu Cổ Pháp (古法), lộ Bắc Giang (北江) (nay ở làng Dương Lôi[2], phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ).[3] Mẹ ông họ Phạm (范). Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho Lý Khánh Văn (李慶文), sư chùa Cổ Pháp (古法) làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến bảy tuổi, ông được cha nuôi là Lý Khánh Văn gửi cho một người bạn - thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh (萬行) dạy dỗ.
Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư (華閭) làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ (左親衛殿前指揮使). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chép không thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông[2][4][5]. Ông đã được sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ (六祖) khen như sau: "Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ."
II/Thời Tiền Lê
Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt.
Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc.
Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" ở các di tích cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là Lê Thị. sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.
III/Lên ngôi
Các bộ sử cổ của Việt Nam như như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, vua nhà Tiền Lê là Long Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điền tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc (陶甘沐) cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn; thái hậu nhà Tiền Lê (vợ Lê Đại Hành) gọi ông vào cung mời lên ngôi vua
IV/ Trị vì
(xem thêm tại WIKIPEDIA)
Sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (甲戌), niên hiệu Thái Bình (太平) năm thứ 5 triều Đinh (丁) [1] (tức ngày 8 tháng 3 năm 974 Tây lịch), là người ở hương Diên Uẩn (延蘊), châu Cổ Pháp (古法), lộ Bắc Giang (北江) (nay ở làng Dương Lôi[2], phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ).[3] Mẹ ông họ Phạm (范). Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho Lý Khánh Văn (李慶文), sư chùa Cổ Pháp (古法) làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến bảy tuổi, ông được cha nuôi là Lý Khánh Văn gửi cho một người bạn - thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh (萬行) dạy dỗ.
Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư (華閭) làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ (左親衛殿前指揮使). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chép không thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông[2][4][5]. Ông đã được sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ (六祖) khen như sau: "Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ."
Lý Công Uẩn (tượng) và tranh khảm trai về hành trình đô của LCỦ
II/Thời Tiền Lê
Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt.
Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc.
Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" ở các di tích cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là Lê Thị. sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.
III/Lên ngôi
Các bộ sử cổ của Việt Nam như như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, vua nhà Tiền Lê là Long Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điền tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc (陶甘沐) cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn; thái hậu nhà Tiền Lê (vợ Lê Đại Hành) gọi ông vào cung mời lên ngôi vua
IV/ Trị vì
(xem thêm tại WIKIPEDIA)
Similar topics
» Tiết 9: Bài 5: CÔNG XÃ PA-RI
» NGỌC HÂN CÔNG CHÚA
» Tiết 7+8: Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
» Tiết 7+8: Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
» Bài 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI ...
» NGỌC HÂN CÔNG CHÚA
» Tiết 7+8: Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
» Tiết 7+8: Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
» Bài 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI ...
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết