Nghĩa trũng Khuê Trung
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nghĩa trũng Khuê Trung
Nghĩa trũng Khuê Trung (còn gọi là Nghĩa trũng Hòa Vang) - mộ lớn của nghĩa sĩ lập tại Khuê Trung - Hòa Vang, theo sắc tứ vua ban để qui tụ hài cốt tướng sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống quân pháp xâm lược năm 1858. Hòa Vang Nghĩa Trũng đầu tiên được lập ở trũng bò làng Nghi An (Phước Tường). Khoảng năm 1920 Pháp mở sân bay Đà Nẵng, phải dời nghĩa trũng về vườn Bá Khuê Trung. Đến 1962, quân đội Mỹ mở rộng sân bay về phía Nam, lại phải dời nghĩa trũng đến chỗ hiện nay, khu vực Bình Hòa 1, phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Nghĩa trũng nằm quay mặt về hướng đông, được bài thiết theo mô hình tam ban: chính diện và tả hữu. Ngay cổng vào chính diện có tấm bia bằng đá sa thạch khắc 4 chữ Hán "Hòa Vang Nghĩa Trũng" cùng với năm lập bia: Tự Đức Thập Cửu Niên (1866); và hai trụ đá cao khoảng 2m ghi câu đối:
"Âm triêm thập cốt di truyền cổ
Thạch cập tàn hồn tái kiến kim"
(Vua ban nhặt cốt truyền dấu cũ
Giữ được tàn hồn lợi thấy nay).
Sau tấm bia là Chiến sĩ đài bằng xi-mămg cao khoảng 3 mét. Trung tâm nghĩa trũng có một ngôi mộ lớn, trên bia xi-măng cẩn hàng chữ tiền triều đại tướng quí công mộ. Có người cho rằng đây là mộ của ông Nguyễn Trọng Ân - tướng trấn giữa Đồn Tuyên Hóa (phường Hòa Cường hiện nay). Lại có người nói đó là mộ ông Lê Đình Lý, cũng là mộ tướng lĩnh tài ba dưới quyền chỉ huy của khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương.
Phía cuối nghĩa trũng nhìn từ ngoài vào là các am thờ, các bàn hương án dùng cho việc cúng tế lễ. Hai bên tả hữu nghĩa trũng có hơn 1.000 ngôi mộ cân phân ngay thẳng. Ngay sau lưng nghĩa trũng là nhà thờ Tiền Hiền và miếu Bà. Hằng năm đến ngày 16/3 âm lịch người dân Khuê Trung thiết lễ tế tiền hiền để tưởng nhớ công đức hai vị tiền hiền Trần Kim Tương và Trần Kim Bảng. Nhà thờ làm theo lối kiến trúc xưa, hình chữ quốc, trên đòn đông có ghi năm trùng tu là Bảo Đại thứ 16 (1941).
Miếu Bà nằm dưới tán cây mù u cổ thụ, có tượng và bài vị thờ Ngũ Hành Thánh Phi Trung Đẳng Thần gồm Hỏa Đúc Thánh Phi ở giữa, bên trái là Kim Đức, Thổ Đức, bên phải là Thủy Đức, Mộc Đức.
Phía trước miếu Bà có một giếng vuông, thành giếng bằng đá sa thạch, dân làng gọi là Giếng Hời. Đến nay, vẫn chưa thể xác định được niên đại của giếng, bởi chữ khắc trên trụ đá đã mai một theo thời gian, chỉ còn đọc được bốn chữ Hàm Long Kiết Tỉnh, nghĩa là giếng tốt mạch hàm rồng. Dưới gốc cây mù u còn lăn lóc đây đó những viên đá trang trí đầu cột hình quả bí và một Yoni - vật thờ của người Chăm, hình vuông phẳng dẹt.
Nghĩa trũng Khuê Trung được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999.
Nghĩa trũng nằm quay mặt về hướng đông, được bài thiết theo mô hình tam ban: chính diện và tả hữu. Ngay cổng vào chính diện có tấm bia bằng đá sa thạch khắc 4 chữ Hán "Hòa Vang Nghĩa Trũng" cùng với năm lập bia: Tự Đức Thập Cửu Niên (1866); và hai trụ đá cao khoảng 2m ghi câu đối:
"Âm triêm thập cốt di truyền cổ
Thạch cập tàn hồn tái kiến kim"
(Vua ban nhặt cốt truyền dấu cũ
Giữ được tàn hồn lợi thấy nay).
Sau tấm bia là Chiến sĩ đài bằng xi-mămg cao khoảng 3 mét. Trung tâm nghĩa trũng có một ngôi mộ lớn, trên bia xi-măng cẩn hàng chữ tiền triều đại tướng quí công mộ. Có người cho rằng đây là mộ của ông Nguyễn Trọng Ân - tướng trấn giữa Đồn Tuyên Hóa (phường Hòa Cường hiện nay). Lại có người nói đó là mộ ông Lê Đình Lý, cũng là mộ tướng lĩnh tài ba dưới quyền chỉ huy của khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương.
Phía cuối nghĩa trũng nhìn từ ngoài vào là các am thờ, các bàn hương án dùng cho việc cúng tế lễ. Hai bên tả hữu nghĩa trũng có hơn 1.000 ngôi mộ cân phân ngay thẳng. Ngay sau lưng nghĩa trũng là nhà thờ Tiền Hiền và miếu Bà. Hằng năm đến ngày 16/3 âm lịch người dân Khuê Trung thiết lễ tế tiền hiền để tưởng nhớ công đức hai vị tiền hiền Trần Kim Tương và Trần Kim Bảng. Nhà thờ làm theo lối kiến trúc xưa, hình chữ quốc, trên đòn đông có ghi năm trùng tu là Bảo Đại thứ 16 (1941).
Miếu Bà nằm dưới tán cây mù u cổ thụ, có tượng và bài vị thờ Ngũ Hành Thánh Phi Trung Đẳng Thần gồm Hỏa Đúc Thánh Phi ở giữa, bên trái là Kim Đức, Thổ Đức, bên phải là Thủy Đức, Mộc Đức.
Phía trước miếu Bà có một giếng vuông, thành giếng bằng đá sa thạch, dân làng gọi là Giếng Hời. Đến nay, vẫn chưa thể xác định được niên đại của giếng, bởi chữ khắc trên trụ đá đã mai một theo thời gian, chỉ còn đọc được bốn chữ Hàm Long Kiết Tỉnh, nghĩa là giếng tốt mạch hàm rồng. Dưới gốc cây mù u còn lăn lóc đây đó những viên đá trang trí đầu cột hình quả bí và một Yoni - vật thờ của người Chăm, hình vuông phẳng dẹt.
Nghĩa trũng Khuê Trung được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999.
admin22- Tổng số bài gửi : 30
Join date : 04/03/2015
Similar topics
» HAI BÀ TRƯNG
» TÔN TRUNG SƠN
» Bài 43: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
» Bài 42: MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ
» Bài 10: TRUNG QUỐC GIỮA TK XIX ...
» TÔN TRUNG SƠN
» Bài 43: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
» Bài 42: MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ
» Bài 10: TRUNG QUỐC GIỮA TK XIX ...
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết