Tiết 47,48: Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP VÀ NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA KT-XH VIỆT NAM
2 posters
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: LỊCH SỬ 8 :: Kiến thức tổng hợp :: Lý thuyết :: PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Chương II: Xã hội VN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tiết 47,48: Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP VÀ NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA KT-XH VIỆT NAM
I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP 1897-1914 :
Sau khi hòan thành cuộc bình định , Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn , để bóc lột nhân dân Việt Nam , đặt cơ sở thống trị lâu dài .
1. Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp :
* Mục tiêu của cuộc khai thác :
- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương .
- Tăng cường áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp .
- Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp .
Năm 1887 Pháp lập Liên Bang Đông Dương .
*Việt Nam bị chia làm ba xứ :
+ Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ đứng đầu là Thống sứ Pháp .
+ Trung Kỳ với chế độ bảo hộ , đứng đầu là Khâm Sứ Pháp .
+ Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa , đứng đầu là Thống đốc Pháp .
Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh đứng đầu là viên quan người Pháp .
Dưới tỉnh là phủ , huyện , châu , dưới là làng xã do quan chức địa phương cai quản .
* Nhận xét về hệ thống chính quyền của Pháp :
+ Chặt chẽ , với tay xuống tận nông thôn .
+ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và phong kiến .
+ Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ .
+ Tất cả đều phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp .
2. Chính sách kinh tế :vơ vét sức người , sức của ở Đông Dương .
* Nông nghiệp : cướp đoạt ruộng đất của nông dân , bóc lột nông dân bằng địa tô .
* Công nghiệp :
+ Khai thác mỏ ( than, kim loại…) để xuất khẩu .
+ Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa…
* Thương nghiệp : độc chiếm thị trườngViệt Nam ,về nguyên liệu và thu thuế .
* Giao thông vận tải :được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
* Đặt nhiều loại thuế , bắt phu.
* Nhận xét :
+ Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc .
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để .
+ Nông nghiệp giậm chân tại chỗ .
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt , thiếu hẳn công nghiệp nặng .
3. Chính sách văn hóa , giáo dục :
* Giai đọan đầu , duy trì nền Hán học cũ .
* 1905 cải cách giáo dục , mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp.
+ Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ .
+ Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán ,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp .
+ Trung học ở tỉnh học chữ Hán , chữ Quốc Ngữ , chữ Pháp bắt buộc .
Nhận xét :
+ Hạn chế phát triển giáo dục.
+ Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa”
+ Duy trì thói hư tật xấu.
II. NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM .
Dưới tác động của khai thác thuộc địa xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi :
1. Ở nông thôn có hai giai cấp cũ :
-Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho Pháp, ngày càng đông .
-Giai cấp nông dân cực khổ ,làm tá điền, làm phu đồn điền, làm công nhân ; có ý thức dân tộc , tham gia các cuộc đấu tranh .
2. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ,nên xuất hiện tầng lớp mới là tiểu tư sản thành thị , tư sản và công nhân
+ Tầng lớp tư sản : chủ hãng buôn bán nhỏ ; chưa hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng .
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị : chủ xưởng thủ công nhỏ , viên chức, sinh viên ; có ý thức dân tộc , tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.
+ Đội ngũ công nhân xuất thân từ nông dân bị bóc lột ,có tinh thần đấu tranh .
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc :
- Tư tưởng dân chủ tư sản do ảnh hưởng của cuộc Duy Tân ở Nhật bản truyền vào Việt Nam qua sách báo của Trung Quốc .
Sau khi hòan thành cuộc bình định , Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn , để bóc lột nhân dân Việt Nam , đặt cơ sở thống trị lâu dài .
1. Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp :
* Mục tiêu của cuộc khai thác :
- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương .
- Tăng cường áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp .
- Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp .
Lược đồ Liên bang Đông Dương
* Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp :Năm 1887 Pháp lập Liên Bang Đông Dương .
*Việt Nam bị chia làm ba xứ :
+ Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ đứng đầu là Thống sứ Pháp .
+ Trung Kỳ với chế độ bảo hộ , đứng đầu là Khâm Sứ Pháp .
+ Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa , đứng đầu là Thống đốc Pháp .
Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh đứng đầu là viên quan người Pháp .
Dưới tỉnh là phủ , huyện , châu , dưới là làng xã do quan chức địa phương cai quản .
* Nhận xét về hệ thống chính quyền của Pháp :
+ Chặt chẽ , với tay xuống tận nông thôn .
+ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và phong kiến .
+ Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ .
+ Tất cả đều phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp .
2. Chính sách kinh tế :vơ vét sức người , sức của ở Đông Dương .
* Nông nghiệp : cướp đoạt ruộng đất của nông dân , bóc lột nông dân bằng địa tô .
* Công nghiệp :
+ Khai thác mỏ ( than, kim loại…) để xuất khẩu .
+ Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa…
* Thương nghiệp : độc chiếm thị trườngViệt Nam ,về nguyên liệu và thu thuế .
* Giao thông vận tải :được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
* Đặt nhiều loại thuế , bắt phu.
* Nhận xét :
+ Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc .
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để .
+ Nông nghiệp giậm chân tại chỗ .
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt , thiếu hẳn công nghiệp nặng .
3. Chính sách văn hóa , giáo dục :
* Giai đọan đầu , duy trì nền Hán học cũ .
* 1905 cải cách giáo dục , mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp.
+ Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ .
+ Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán ,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp .
+ Trung học ở tỉnh học chữ Hán , chữ Quốc Ngữ , chữ Pháp bắt buộc .
Nhận xét :
+ Hạn chế phát triển giáo dục.
+ Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa”
+ Duy trì thói hư tật xấu.
II. NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM .
Dưới tác động của khai thác thuộc địa xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi :
1. Ở nông thôn có hai giai cấp cũ :
-Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho Pháp, ngày càng đông .
-Giai cấp nông dân cực khổ ,làm tá điền, làm phu đồn điền, làm công nhân ; có ý thức dân tộc , tham gia các cuộc đấu tranh .
2. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ,nên xuất hiện tầng lớp mới là tiểu tư sản thành thị , tư sản và công nhân
+ Tầng lớp tư sản : chủ hãng buôn bán nhỏ ; chưa hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng .
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị : chủ xưởng thủ công nhỏ , viên chức, sinh viên ; có ý thức dân tộc , tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.
+ Đội ngũ công nhân xuất thân từ nông dân bị bóc lột ,có tinh thần đấu tranh .
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc :
- Tư tưởng dân chủ tư sản do ảnh hưởng của cuộc Duy Tân ở Nhật bản truyền vào Việt Nam qua sách báo của Trung Quốc .
Nông dân
Công nhân cạo mủ cao su
Công nhân khai mỏ
Khánh thành tàu điện Sài Gòn-Chợ Lớn 27.12.1881
Re: Tiết 47,48: Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP VÀ NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA KT-XH VIỆT NAM
Càng xem càng hay nghe lạ thiệt
thienphucld82- Tổng số bài gửi : 10
Join date : 11/03/2015
Similar topics
» Tiết 40,41: Bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI TKXIX
» Bài 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM
» Tiết 10+11: Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XĨ- đầu thế kỉ XX
» Tiết 49,50: Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU TKXX ĐẾN NĂM 1918
» Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG ĐẦU TIÊN
» Bài 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM
» Tiết 10+11: Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XĨ- đầu thế kỉ XX
» Tiết 49,50: Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU TKXX ĐẾN NĂM 1918
» Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG ĐẦU TIÊN
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: LỊCH SỬ 8 :: Kiến thức tổng hợp :: Lý thuyết :: PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM :: Chương II: Xã hội VN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết