Hướng dẫn soạn bài
2 posters
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN 8 :: Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX :: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Hai từ hào kiệt, phong lưu biểu hiện một phong thái thật đường hoàng, tự tin, thật ung dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất, lại vừa hào hoa tài tử. Họ rơi vào vòng tù ngục mà cứ như người chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên chặng đường bôn tẩu dài dặc. Mà thực chất đâu phải có như vậy. Chính tác giả đã kể lại rằng mình bị áp giả đi "nào xiềng tay, nào trói chặt", vào ngục lại bị giam "chung một chỗ với bọn tù xử tử", chứ đâu có được như đãi khách! Chí có điều bậc anh hùng không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục hoàn cảnh, chịu để cho hoàn cảnh đè bẹp mình, họ đứng cao hơn mọi sự cùm kẹp, đầy đọa của kẻ thù, cảm thấy mình hoàn toàn tự do, thanh thản về mặt tinh thần, cho nên nói về một biến cố trọng đại có quan hệ đến sự sống chết của mình mà Phan Bội Châu vẫn có thể nói bằng một giọng đùa vui như vậy. Đây cũng là giọng điệu quen thuộc trong lời thơ khẩu khí khá phổ biến ở văn thơ truyền thống, có khi người ta gắn những ý nghĩa lớn lao, trọng đại vào một việc hoặc một vật bình thường (có thể xem ở bài Đập đá ở Côn Lôn), cũng có khi ngược lại, nói về một sự việc nghiêm trọng bằng một giọng cười cợt, xem thường như ở bài nài. Đó là một cách nói chí của người xưa.
Câu 2.
Ở cặp câu 3 - 4, Phan Bội Châu tự nói về cuộc đời bôn ba chiến đấu của mình, một cuộc đời sống gió và đầy bất trắc. Mười năm lưu lạc, khi Nhật Bản, khi Trung Quốc, khi Xiêm La (Thái Lan), mười năm không một mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần, Phan Bội Châu đã từng nếm trải biết bao nhiêu!. Thêm vào đó còn sự săn đuổi của kẻ thù, dù ở đâu, ông cũng là đối tượng truy tìm của thực dân Pháp, nhất là khi đã đội trên đầu một bản án tự hình.
Nói chung, gắn liền sự sống cuộc đời tiêng với tình cảnh chung của đất nước, của nhân dân, câu thơ đã giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tấm vóc lớn lao, phi thường của người tù yêu nước này. Giọng điệu của hai câu thơ là giọng trầm thống, nói lên nỗi đau đớn lớn lao của bậc anh hùng, cũng là nỗi đau thương của cả đất nước.
Câu 3.
- Ý nghĩa của cặp câu 5 - 6: đây là khẩu chí của bậc anh hùng, hào kiệt, cho dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí vẫn không dời đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời, vấn có thể ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.
- Lối nói khoa trương thường được dùng nhiều ở bút pháp lãng mạn, đặc biệt là lãng mạn kiểu anh dùng ca, khiến con người dường như không còn là con người có thật, con người nhỏ bé, bình thường trong vũ trụ nữa, mà từ tầm vóc đến năng lực tự nhiên và cả khâu khí đều trở nên hết sức lớn lao, đến mức thần thánh.
- Lối nói khoa trương thường tạo nên những hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh, kích thích cao độ cảm xúc người đọc, tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật lớn.
Câu thơ là kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.
Câu 4.
- Ý nghĩa của hai câu kết: khẳng địn tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thể nào bẻ gãy. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, vì thế mà không sợ bất kì một thử thách gian nan nào.
- Các lặp lại từ "còn" ở giữa câu thơ cuộc người đọc phải ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, làm cho lời nói trở nên dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định cho câu thơ.
Nguồn: http://www.soanbai.com/2013/09/soan-bai-vao-nha-nguc-quang-dong-cam-tac.html
Câu 2.
Ở cặp câu 3 - 4, Phan Bội Châu tự nói về cuộc đời bôn ba chiến đấu của mình, một cuộc đời sống gió và đầy bất trắc. Mười năm lưu lạc, khi Nhật Bản, khi Trung Quốc, khi Xiêm La (Thái Lan), mười năm không một mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần, Phan Bội Châu đã từng nếm trải biết bao nhiêu!. Thêm vào đó còn sự săn đuổi của kẻ thù, dù ở đâu, ông cũng là đối tượng truy tìm của thực dân Pháp, nhất là khi đã đội trên đầu một bản án tự hình.
Nói chung, gắn liền sự sống cuộc đời tiêng với tình cảnh chung của đất nước, của nhân dân, câu thơ đã giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tấm vóc lớn lao, phi thường của người tù yêu nước này. Giọng điệu của hai câu thơ là giọng trầm thống, nói lên nỗi đau đớn lớn lao của bậc anh hùng, cũng là nỗi đau thương của cả đất nước.
Câu 3.
- Ý nghĩa của cặp câu 5 - 6: đây là khẩu chí của bậc anh hùng, hào kiệt, cho dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí vẫn không dời đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời, vấn có thể ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.
- Lối nói khoa trương thường được dùng nhiều ở bút pháp lãng mạn, đặc biệt là lãng mạn kiểu anh dùng ca, khiến con người dường như không còn là con người có thật, con người nhỏ bé, bình thường trong vũ trụ nữa, mà từ tầm vóc đến năng lực tự nhiên và cả khâu khí đều trở nên hết sức lớn lao, đến mức thần thánh.
- Lối nói khoa trương thường tạo nên những hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh, kích thích cao độ cảm xúc người đọc, tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật lớn.
Câu thơ là kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.
Câu 4.
- Ý nghĩa của hai câu kết: khẳng địn tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thể nào bẻ gãy. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, vì thế mà không sợ bất kì một thử thách gian nan nào.
- Các lặp lại từ "còn" ở giữa câu thơ cuộc người đọc phải ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, làm cho lời nói trở nên dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định cho câu thơ.
Nguồn: http://www.soanbai.com/2013/09/soan-bai-vao-nha-nguc-quang-dong-cam-tac.html
Re: Hướng dẫn soạn bài
Thật thà chưa, có cả nguồn :v
coyenminhvanld- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 11/03/2015
Similar topics
» Hướng dẫn soạn bài
» Hướng dẫn soạn bài
» Hướng dẫn soạn bài
» Hướng dẫn soạn bài
» Hướng dẫn soạn bài
» Hướng dẫn soạn bài
» Hướng dẫn soạn bài
» Hướng dẫn soạn bài
» Hướng dẫn soạn bài
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN 8 :: Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX :: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết