Đôi nét về tác giả: NGUYỄN TRÃI
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đôi nét về tác giả: NGUYỄN TRÃI
I/ Thời thơ ấu
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Mối lương duyên của cha và mẹ Nguyễn Trãi là một ngoại lệ đối với những qui định hôn nhân khắt khe của tôn thất nhà Trần, Trần Nghệ Tông đã không cho Nguyễn Phi Khanh làm quan khi ông đỗ Thái học sinh vì ông là kẻ thứ dân mà lấy vợ giàu sang, cho rằng như vậy là phạm thượng
Đôi vợ chồng trẻ có với nhau năm người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng Nhưng chưa được bao lâu thì bà Trần Thị Thái qua đời, anh em Nguyễn Trãi lại nương nhờ ông ngoại là Trần Nguyên Đán nhưng đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con ăn học.
Ở Nhị Khê, Nguyễn Phi Khanh đã ra công rèn cặp các con theo khuôn khổ Nho giáo mà có lẽ là Nho giáo Khổng Mạnh chứ không học Tống Nho vì Hồ Quý Ly đã bài bác Tống Nho là không thiết thực. Tuy còn ít tuổi nhưng Nguyễn Trãi rất ham học. Điều đó được cha ông nói đến trong bài thơ Gia viên lạc:
Cố viên loạn hậu hữu tiên lư
Lục tuế nhi đồng phả ái thư
Nghĩa là:
Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ
Sáu tuổi con thơ rất thích sách
Nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét Ông [Nguyễn Trãi] tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả
Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
II/Làm quan thời nhà Hồ
Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lật đổ nhà Trần, nhà Hồ thành lập. Cũng trong năm đó, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh, đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng. Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan, làm đến chức Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử GiámNăm 1407, Minh Thành Tổ phái Trương Phụ đem quân xâm lược nước Đại Ngu, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị bắt và bị đem về Trung Quốc, trong số đó có Nguyễn Phi Khanh. Đại Ngu rơi vào ách Minh thuộc.
Lúc này, Nguyễn Trãi đang chạy trốn để thoát khỏi sự truy bắt của quân Minh. Trương Phụ ép Phi Khanh viết thư gọi ông, ông bất đắc dĩ phải ra hàng. Nhiều tài liệu khác thì kể rằng, khi cha bị giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã theo cha lên cửa ải và tỏ ý muốn đi theo hầu hạ, nhưng Nguyễn Phi Khanh không đồng ý và khuyên ông nên về lo cứu nước báo thù nhà.
III/Vụ án Lệ Chi Viên
Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông[52]. Nhà vua lúc đó mới hai mươi tuổi, đang độ thanh niên, không ai nghĩ rằng đó lại là chuyến tuần du cuối cùng của vua. Và kéo theo sau đám tang là một vụ án oan khiên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên[e] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu thí nghịch.
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Mối lương duyên của cha và mẹ Nguyễn Trãi là một ngoại lệ đối với những qui định hôn nhân khắt khe của tôn thất nhà Trần, Trần Nghệ Tông đã không cho Nguyễn Phi Khanh làm quan khi ông đỗ Thái học sinh vì ông là kẻ thứ dân mà lấy vợ giàu sang, cho rằng như vậy là phạm thượng
Đôi vợ chồng trẻ có với nhau năm người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng Nhưng chưa được bao lâu thì bà Trần Thị Thái qua đời, anh em Nguyễn Trãi lại nương nhờ ông ngoại là Trần Nguyên Đán nhưng đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con ăn học.
Ở Nhị Khê, Nguyễn Phi Khanh đã ra công rèn cặp các con theo khuôn khổ Nho giáo mà có lẽ là Nho giáo Khổng Mạnh chứ không học Tống Nho vì Hồ Quý Ly đã bài bác Tống Nho là không thiết thực. Tuy còn ít tuổi nhưng Nguyễn Trãi rất ham học. Điều đó được cha ông nói đến trong bài thơ Gia viên lạc:
Cố viên loạn hậu hữu tiên lư
Lục tuế nhi đồng phả ái thư
Nghĩa là:
Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ
Sáu tuổi con thơ rất thích sách
Nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét Ông [Nguyễn Trãi] tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả
Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
Chân tướng Nguyễn Trãi
II/Làm quan thời nhà Hồ
Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lật đổ nhà Trần, nhà Hồ thành lập. Cũng trong năm đó, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh, đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng. Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan, làm đến chức Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử GiámNăm 1407, Minh Thành Tổ phái Trương Phụ đem quân xâm lược nước Đại Ngu, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị bắt và bị đem về Trung Quốc, trong số đó có Nguyễn Phi Khanh. Đại Ngu rơi vào ách Minh thuộc.
Lúc này, Nguyễn Trãi đang chạy trốn để thoát khỏi sự truy bắt của quân Minh. Trương Phụ ép Phi Khanh viết thư gọi ông, ông bất đắc dĩ phải ra hàng. Nhiều tài liệu khác thì kể rằng, khi cha bị giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã theo cha lên cửa ải và tỏ ý muốn đi theo hầu hạ, nhưng Nguyễn Phi Khanh không đồng ý và khuyên ông nên về lo cứu nước báo thù nhà.
III/Vụ án Lệ Chi Viên
Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông[52]. Nhà vua lúc đó mới hai mươi tuổi, đang độ thanh niên, không ai nghĩ rằng đó lại là chuyến tuần du cuối cùng của vua. Và kéo theo sau đám tang là một vụ án oan khiên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên[e] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu thí nghịch.
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Similar topics
» Thông tin về ngày Trái đất năm 2000
» NGUYỄN THỊ ĐỊNH
» Đôi nét về tác giả: NGUYÊN HỒNG
» Đôi nét về tác giả: NGUYỄN THIẾP
» Bài 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
» NGUYỄN THỊ ĐỊNH
» Đôi nét về tác giả: NGUYÊN HỒNG
» Đôi nét về tác giả: NGUYỄN THIẾP
» Bài 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết