KINH TẾ Ở ĐN

2 posters

Go down

KINH TẾ Ở ĐN Empty KINH TẾ Ở ĐN

Bài gửi by Admin Tue Mar 10, 2015 9:16 am

Sau ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt, cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng còn lại gần như nguyên vẹn nhưng quy mô ngành công nghiệp vẫn nhỏ bé, đồng thời đất đai ven thành phố bị bỏ hoang. Trải qua kế hoạch năm năm 1976-1980, thành phố đạt được một số thành tựu như công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 14,7%/năm, tổ chức khai hoang được 700 ha đất,... Tổng kết kế hoạch năm năm 1981-1985 kế tiếp, sản lượng công nghiệp thành phố trong năm 1985 tăng 47% so với năm 1982; số thu ngân sách năm 1985 gấp 5,3 lần so với năm 1983. Tuy vậy, giai đoạn 1986-1990 chứng kiến khó khăn chung của cả nền kinh tế, trong đó có kinh tế Đà Nẵng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1990 chỉ bằng 95,5% so với năm 1985; một số cơ sở phải dừng hoạt động hoặc giải thể; số lượng xí nghiệp quốc doanh sụt từ 64 còn 59.Từ sau năm 1991, kinh tế thành phố dần đi vào ổn định và tăng trưởng. Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-1998 là 15,6%/năm, cao hơn trung bình của cả nước. Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, GDP bình quân giai đoạn 1997-8/2000 tăng 9,66%/năm; tỉ lệ đói nghèo giảm từ 8,79% của năm 1997 xuống còn hơn 2% vào năm 2000.[140] Năm 2003, Đà Nẵng chiếm 1,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn Việt Nam, tăng so với mức 1,31% của năm 1996 (năm cuối cùng còn thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng). Cũng trong năm này, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố đạt 4.822,3 tỉ đồng Việt Nam, tăng 1,86 lần so với năm 1997 (giá so sánh 1994).
KINH TẾ Ở ĐN 220px-%C4%90%C3%A0_N%E1%BA%B5ng_Fair_Exhibition_Centre   TT HỘI CHỢ VÀ TRIỂN LÃM ĐN
Lực lượng lao động của thành phố năm 2005 là 386.487 người đến năm 2010 đã tăng lên 462.980 người, chiếm 49,14% dân số. Đây là nguồn cung đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, nhất là chất lượng lao động ngày một tăng; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 37% năm 2005 tăng lên 50% năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 25,5% năm 2005 lên 37% năm 2010.[142] GDP của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỉ đồng. Năm 2012, đạt 14.230 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2011 [143]. GDP bình quân đầu người năm 2011 ước đạt 2283 USD, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung của Việt Nam. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2012 ước đạt hơn 26 nghìn tỉ đồng. Sau 15 năm luôn vượt chỉ tiêu thu ngân sách thì vào năm 2012, Đà Nẵng hụt thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.[144][145]. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012 là 6.905,7 tỉ đồng[146] trong khi năm 2011 là 13.668,26 tỉ đồng.

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong ba năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng và xếp thứ tư về môi trường đầu tư. Trong bảng xếp hạng PCI của Việt Nam năm 2012, Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 12 trên 63 tỉnh, thành.[148][149] Năm 2013, Đà Nẵng đã trở lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng. Năm 2011, Đà Nẵng có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 318,9 triệu đô la Mỹ. Năm 2012, con số này là 33 dự án với tổng số vốn đăng ký 124,09 triệu đô la Mỹ, giảm hơn 60% so với năm 2011.

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Đà Nẵng có ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp - xây dựng là 46% và nông nghiệp là 3%.

Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm.Thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su,... là những lĩnh vực mũi nhọn được tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành Công nghệ thông tin (Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng). Đà Nẵng còn chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch phục vụ mục tiêu "Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường". Năm 2008, chính quyền thành phố đã từ chối hai dự án FDI sản xuất thép và giấy với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ đô la Mỹ. Thành phố đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

Về thương mại, thành phố có 30 trung tâm thương mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Metro, BigC, Vincom, Parkson, Lotte Mart, Co.opMart, Saigon Mall, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim...[153]. Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trên địa bàn thành phố hiện có đến 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm với sự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xã hội, một công ty tài chính, một công ty cho thuê tài chính,... Mật độ tập trung cao các chi nhánh ngân hàng ở đường Nguyễn Văn Linh khiến con đường này được mệnh danh là "Phố Wall" của miền Trung.
KINH TẾ Ở ĐN 220px-Cho_Han_Entrance
Mặt tiền chợ Hàn

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 183
Join date : 13/10/2014

https://khoahocxahoi.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

KINH TẾ Ở ĐN Empty Re: KINH TẾ Ở ĐN

Bài gửi by kietld81 Thu Mar 19, 2015 8:21 pm

Ko ngờ Đà Nẵng lại có một nền kinh tế Smile)

kietld81

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 11/03/2015

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết