VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Thành phố Đà Nẵng nhìn từ đỉnh Sơn Trà
Huyện đảo Hoàng Sa
Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.Thành phố nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng tây bắc. Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma.Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philipines) đều nằm trong khoảng 1.000–2.000 km. Bốn điểm cực trên đất liền của thành phố Đà Nẵng là:
- Cực bắc và cực tây là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu và xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
Cực nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.
Cực đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.
Ngoài phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa (khu vực đang tranh chấp với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc) nằm ở 15°45’ đến 17°15’ vĩ độ bắc, 111° đến 113° kinh độ đông, ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi; cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía nam.[35] Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km². Tổng diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10 km², trong đó đảo Phú Lâm chiếm diện tích lớn nhất (nguồn Việt Nam: khoảng 1,5 km², nguồn Trung Quốc: 2,1 km²[36]). Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản, hải sản, có thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía bắc biển Đông.. Bốn điểm cực của quần đảo Hoàng Sa là:
- Cực bắc tại bãi đá Bắc
Cực nam tại bãi ngầm Ốc Tai Voi
Cực đông tại bãi Gò Nổi
Cực tây tại đảo Tri Tôn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết