Lịch sử tên gọi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Lịch sử tên gọi
Địa danh Đà Nẵng được nói đến sớm nhất trong sách "Ô Châu cận lục" (in lần đầu năm 1555) của Dương Văn An, quyển 5, "Tự từ" ( nghĩa là "chùa và đền"), "Thần từ" ( đền thờ thần), "Tùng Giang từ" (đền Tùng Giang):
Phiên âm Hán Việt:
Tùng Giang từ. Từ tại Tư Vinh huyện Tư Khách hải môn, tịnh tại Quảng Nam Đà Nẵng hải môn.
Dịch nghĩa:
Đền Tùng Giang. Đền ở cửa biển Tư Khách, huyện Tư Vinh, còn một đền nữa ở của biển Đà Nẵng, Quảng Nam.
"Đà Nẵng" trong "Ô Châu cận lục" không phải là một địa danh hành chính mà chỉ là tên gọi của một cửa biển.
Đà Nẵng là một tên dịch theo kiểu dịch âm kiêm dịch ý một phần, địa danh cần dịch đã được dịch bằng chữ Hán có âm đọc (âm Hán Việt) tương cận, ý nghĩa của chữ Hán dùng để dịch có liên quan nhất định với ý nghĩa của tên gọi được dịch. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng tên gọi Đà Nẵng xuất phát từ vị trí nằm ở cửa sông Hàn của thành phố. Đó là một biến dạng của từ Chăm cổ "Da nak", được dịch là "cửa sông lớn".[20][21]
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu về Chăm là Inrasara và Sakaya đã có những đề xuất khác. Inrasara (tức Phú Trạm, nhà thơ và nhà nghiên cứu văn hoá Chăm) cho rằng "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Đaknan. Đak có nghĩa là nước, nan hay nưn, tức Ianưng là rộng. Địa danh Đaknan hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn. Còn nhà nghiên cứu Sakaya (tức Trương Văn Món) cho rằng "Đà Nẵng" có thể xuất phát từ nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Đakdơng - Đà dơng, có nghĩa là con sông. Đanang trong tiếng Chăm và Raglai cổ, cùng thuộc ngôn ngữ Malayo-Polynesia, có nghĩa là "nguồn". "Đà Nẵng" là "sông nguồn"[22].
Bản đồ Annam được vẽ bởi Alexandre de Rhodes có địa danh "Cua han".
Người Trung Quốc gọi Đà Nẵng là Hiện Cảng, vốn được viết bằng chữ Hán là 蜆港, về sau được đổi thành
Thời xưa tàu thuyền Trung Quốc đi Đà Nẵng thường lấy hòn Sơn Chà làm mốc định vị phương hướng. Hòn Sơn Chà có hình dáng giống con hến nên người Trung Quốc đã gọi nơi đây là "Hiện Cảng" (蜆港), có nghĩa là "bến hến". Về sau một số người không hiểu rõ nguồn gốc của tên gọi này, thấy xung quanh Đà Nẵng có nhiều núi non bao bọc nên đã thay chữ "hiện" có nghĩa là "con hến" bằng chữ "hiện" 峴 là từ dùng để chỉ núi nhỏ mà cao.
Một tên gọi khác được đặt cho Đà Nẵng là Cửa Hàn (dịch nghĩa "cửa của sông Hàn"). Theo tác giả Võ Văn Dật thì từ Hàn đã được Việt hóa từ cách đọc theo tiếng Hải Nam của địa danh "Hiện Cảng" 蜆港 là "Hành Càng" hay "Hàn Càng".[23]
Giáo sĩ Buzomi - đến Đà Nẵng năm 1615 - đã gọi nơi này là Porte de Kéan. Bản đồ châu Á do Sanson d'Abbeville vẽ năm 1652 ghi Đà Nẵng là Turaon. Giáo sĩ Christoforo Borri - đến Đà Nẵng năm 1618 - khi viết hồi ký về xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn thì đã gọi Đà Nẵng là Touron. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người từng lui tới Đà Nẵng nhiều lần và đã gọi nơi này là Turon; trong bản đồ của ông ghi là "Kean" ("Kẻ Hàn"; "kẻ" trong "kẻ chợ").[24]
Cho đến giữa thế kỷ 19, địa danh "Đà Nẵng" vẫn còn là tên gọi của một vùng lãnh thổ gắn liền với một cửa biển, một vũng nước sâu, một "cửa quan" hay một "tấn sở".[25] Các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến cả Tự Đức nghiêng về ý nghĩa phòng thủ của nơi này hơn là phát triển Đà Nẵng thành một đô thị sầm uất.[26] Vì vậy mà thời kì này Đà Nẵng được gọi là một "tấn", tức là một vị trí trọng yếu phòng thủ.[27] Cho đến khi Pháp khai hỏa xâm chiếm thì Đà Nẵng vẫn chỉ là một vị trí, một địa bàn chiến lược về quân sự và chưa từng là một địa danh chỉ đơn vị hành chính.[27]
Bản đồ Tourane (Đà Nẵng) thời Pháp thuộc.
Từ năm 1888 cho đến hết thời Pháp thuộc, Tourane là tên chính thức của Đà Nẵng.[28] Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ Tourane. Thứ nhất đó là lối nói trại từ chữ Châu Ranh (chỉ ranh giới Việt Nam-Chiêm Thành). Ý kiến thứ hai cho rằng nó bắt nguồn từ một làng có tên là Thạc Gián bị viết lầm là Tu Gián. Ý kiến thứ ba giải thích rằng Tourane chỉ địa danh của một nơi vốn có một cái tháp (tour) trên cửa Hàn.[29]
Trong văn hóa dân gian, Vũng Thùng là một tên thông tục khác để đề cập đến Đà Nẵng.[Ghi chú 1] Các nhà Nho nói chữ thì gọi là Trà U, Trà A, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.[29]
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tourane đổi tên thành Thái Phiên - nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916. Tuy nhiên vào ngày 9 tháng 10 năm 1945, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị giữ nguyên tên cũ của các đơn vị hành chính từ cấp kỳ, thành phố, tỉnh, huyện trong cả nước để tiện việc thông tin liên lạc và công văn giấy tờ. Thành phố trở lại tên gọi cũ Đà Nẵng.[30][31][Ghi chú 2]
Phiên âm Hán Việt:
Tùng Giang từ. Từ tại Tư Vinh huyện Tư Khách hải môn, tịnh tại Quảng Nam Đà Nẵng hải môn.
Dịch nghĩa:
Đền Tùng Giang. Đền ở cửa biển Tư Khách, huyện Tư Vinh, còn một đền nữa ở của biển Đà Nẵng, Quảng Nam.
"Đà Nẵng" trong "Ô Châu cận lục" không phải là một địa danh hành chính mà chỉ là tên gọi của một cửa biển.
Đà Nẵng là một tên dịch theo kiểu dịch âm kiêm dịch ý một phần, địa danh cần dịch đã được dịch bằng chữ Hán có âm đọc (âm Hán Việt) tương cận, ý nghĩa của chữ Hán dùng để dịch có liên quan nhất định với ý nghĩa của tên gọi được dịch. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng tên gọi Đà Nẵng xuất phát từ vị trí nằm ở cửa sông Hàn của thành phố. Đó là một biến dạng của từ Chăm cổ "Da nak", được dịch là "cửa sông lớn".[20][21]
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu về Chăm là Inrasara và Sakaya đã có những đề xuất khác. Inrasara (tức Phú Trạm, nhà thơ và nhà nghiên cứu văn hoá Chăm) cho rằng "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Đaknan. Đak có nghĩa là nước, nan hay nưn, tức Ianưng là rộng. Địa danh Đaknan hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn. Còn nhà nghiên cứu Sakaya (tức Trương Văn Món) cho rằng "Đà Nẵng" có thể xuất phát từ nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Đakdơng - Đà dơng, có nghĩa là con sông. Đanang trong tiếng Chăm và Raglai cổ, cùng thuộc ngôn ngữ Malayo-Polynesia, có nghĩa là "nguồn". "Đà Nẵng" là "sông nguồn"[22].
Bản đồ Annam được vẽ bởi Alexandre de Rhodes có địa danh "Cua han".
Người Trung Quốc gọi Đà Nẵng là Hiện Cảng, vốn được viết bằng chữ Hán là 蜆港, về sau được đổi thành
Thời xưa tàu thuyền Trung Quốc đi Đà Nẵng thường lấy hòn Sơn Chà làm mốc định vị phương hướng. Hòn Sơn Chà có hình dáng giống con hến nên người Trung Quốc đã gọi nơi đây là "Hiện Cảng" (蜆港), có nghĩa là "bến hến". Về sau một số người không hiểu rõ nguồn gốc của tên gọi này, thấy xung quanh Đà Nẵng có nhiều núi non bao bọc nên đã thay chữ "hiện" có nghĩa là "con hến" bằng chữ "hiện" 峴 là từ dùng để chỉ núi nhỏ mà cao.
Một tên gọi khác được đặt cho Đà Nẵng là Cửa Hàn (dịch nghĩa "cửa của sông Hàn"). Theo tác giả Võ Văn Dật thì từ Hàn đã được Việt hóa từ cách đọc theo tiếng Hải Nam của địa danh "Hiện Cảng" 蜆港 là "Hành Càng" hay "Hàn Càng".[23]
Giáo sĩ Buzomi - đến Đà Nẵng năm 1615 - đã gọi nơi này là Porte de Kéan. Bản đồ châu Á do Sanson d'Abbeville vẽ năm 1652 ghi Đà Nẵng là Turaon. Giáo sĩ Christoforo Borri - đến Đà Nẵng năm 1618 - khi viết hồi ký về xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn thì đã gọi Đà Nẵng là Touron. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người từng lui tới Đà Nẵng nhiều lần và đã gọi nơi này là Turon; trong bản đồ của ông ghi là "Kean" ("Kẻ Hàn"; "kẻ" trong "kẻ chợ").[24]
Cho đến giữa thế kỷ 19, địa danh "Đà Nẵng" vẫn còn là tên gọi của một vùng lãnh thổ gắn liền với một cửa biển, một vũng nước sâu, một "cửa quan" hay một "tấn sở".[25] Các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến cả Tự Đức nghiêng về ý nghĩa phòng thủ của nơi này hơn là phát triển Đà Nẵng thành một đô thị sầm uất.[26] Vì vậy mà thời kì này Đà Nẵng được gọi là một "tấn", tức là một vị trí trọng yếu phòng thủ.[27] Cho đến khi Pháp khai hỏa xâm chiếm thì Đà Nẵng vẫn chỉ là một vị trí, một địa bàn chiến lược về quân sự và chưa từng là một địa danh chỉ đơn vị hành chính.[27]
Bản đồ Tourane (Đà Nẵng) thời Pháp thuộc.
Từ năm 1888 cho đến hết thời Pháp thuộc, Tourane là tên chính thức của Đà Nẵng.[28] Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ Tourane. Thứ nhất đó là lối nói trại từ chữ Châu Ranh (chỉ ranh giới Việt Nam-Chiêm Thành). Ý kiến thứ hai cho rằng nó bắt nguồn từ một làng có tên là Thạc Gián bị viết lầm là Tu Gián. Ý kiến thứ ba giải thích rằng Tourane chỉ địa danh của một nơi vốn có một cái tháp (tour) trên cửa Hàn.[29]
Trong văn hóa dân gian, Vũng Thùng là một tên thông tục khác để đề cập đến Đà Nẵng.[Ghi chú 1] Các nhà Nho nói chữ thì gọi là Trà U, Trà A, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.[29]
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tourane đổi tên thành Thái Phiên - nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916. Tuy nhiên vào ngày 9 tháng 10 năm 1945, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị giữ nguyên tên cũ của các đơn vị hành chính từ cấp kỳ, thành phố, tỉnh, huyện trong cả nước để tiện việc thông tin liên lạc và công văn giấy tờ. Thành phố trở lại tên gọi cũ Đà Nẵng.[30][31][Ghi chú 2]
Similar topics
» DU LỊCH ĐÀ NẴNG
» Ðà Nẵng Qua Cái Nhìn Ðịa Lý, Văn Hóa, Lịch Sử
» Lịch sử thành phố Đà Nẵng
» Lịch sử một số con đường ở Đà Nẵng
» Bài 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
» Ðà Nẵng Qua Cái Nhìn Ðịa Lý, Văn Hóa, Lịch Sử
» Lịch sử thành phố Đà Nẵng
» Lịch sử một số con đường ở Đà Nẵng
» Bài 25: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết