LÊ NGỌC HÂN
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
LÊ NGỌC HÂN
Những nỗi oan khiên của nàng “Chúa tiên”
Đó là công chúa Lê Ngọc Hân, con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Cả kinh thành Thăng Long ở thập kỷ thứ 8 của thế kỷ 18, đều gọi nàng là “Chúa tiên”. Bởi, dung nhan xinh đẹp, cầm kỳ thi họa đủ tài xuất chúng, đây chính là sắc hương của kinh đô nước Việt một thời.
Năm “Chúa tiên” 16 tuổi (1786), cả đất nước, kinh thành và vương triều nhà Hậu Lê, đều gặp cơn biến động lớn. Tây Sơn Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, bằng “chiến dịch kép” Phú Xuân – Thăng Long, đã xóa sổ thế lực các Chúa nhà Trịnh. Và, với danh nghĩa “Phù Lê”, được vua Lê Hiển Tông phong làm “Nguyên soái Phù chính Dực vũ Uy Quốc công”. Một cuộc “hôn nhân chính trị” để liên kết vương triều nhà Hậu Lê với thế lực Tây Sơn cũng được tính toan liền đấy. Và thế là thành một đám cưới linh đình suốt hai ngày (10 và 11 tháng bảy âm lịch) năm 1786 – sự kiện nghìn năm chưa từng thấy ở chốn đế đô: gả Chúa tiên cho thủ lĩnh Tây Sơn!
Tượng Hoàng hậu Lê Ngọc Hân
"thờ kín" ở Đền Ghềnh
Cuộc tình duyên siêu hạng giữa Ngọc Hân và Nguyễn Huệ chỉ kéo dài 6 năm. Nhưng ở ngay năm đầu tiên gắn bó, khó khăn – nghiêm trọng và căng thẳng – đã ập đến với nàng công chúa nhà Lê đi làm dâu nhà Tây Sơn rồi.
Số là, vua cha Lê Hiển Tông, chỉ 6 ngày sau khi gả con gái yêu cho thủ lĩnh Tâu Sơn, thì đã băng hà (ngày 17 tháng bảy âm lịch). Nhưng vẫn kịp di chúc (được ghi vào sách “Hoàng Lê nhất thống chí”) rằng: “Sau khi ta nhắm mắt, việc nối ngôi là sự trọng đại. Chuyện gì cũng phải bẩm qua với ông ấy, không được khinh suất!”
Do đấy mà việc triều đình nhà Lê quyết định đưa Hoàng tự tôn Lê Duy Kỳ lên nối ngôi, đã được “bẩm qua với ông ấy” ngay. Nhưng “ông ấy” – tức Nguyễn Huệ - lại đem “sự trọng đại” này, hỏi ý kiến người vợ trẻ mới cưới của mình – vừa là công chúa nhà Lê, vừa chính là Hoàng cô của Lê Duy Kỳ. Và đã nhận được lời khuyên sáng suốt vô tư của Ngọc Hân là: “Không chấp nhận”!
Việc đăng quang của Lê Duy Kỳ lúc đầu bị phủ quyết, vậy là có nguyên nhân từ chính Lê Ngọc Hân. Đám cựu thần và hoàng thân quốc thích thủ cựu nhà Hậu Lê dò biết được điều này, đã nhao nhao phản ứng, dồn sức ép – thậm chí cả lời nguyền rủa lẫn đòi xóa tên khỏi “Kim sách” (Sổ vàng hoàng tộc) – đối với Ngọc Hân!
Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Huệ - biết chắc ý kiến Ngọc Hân là đúng, nhưng để giải tỏa sức ép cho người vợ yêu – đã quyết định lại: hãy cứ cho Lê Duy Kỳ lên ngôi! Để rồi phải trả giá cho sự “dĩ hòa vi quý” của mình, bằng cả một loạt trận đánh ở mùa “Xuân lửa Đống Đa” sau đấy: quét sạch vừa là 29 vạn quân Thanh xâm lược, vừa là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” Lê Chiêu Thống! Chiêu Thống chính là niên hiệu trị vì của Hoàng tự tôn Lê Duy Kỳ mà Ngọc Hân trước đã phản đối việc nối ngôi!
Nguyễn Huệ tin và yêu Ngọc Hân vì những việc như thế. Cho nên, sau khi lên ngôi Quang Trung Hoàng Đế, đã phong ngay Ngọc Hân làm “Bắc cung Hoàng hậu”. Nhưng chỉ được 2 năm thì Hoàng hậu đã thành Thái hậu (góa chồng): Quang Trung đột ngột từ trần (ngày 29 tháng chín âm lịch năm 1972)
Đó là công chúa Lê Ngọc Hân, con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Cả kinh thành Thăng Long ở thập kỷ thứ 8 của thế kỷ 18, đều gọi nàng là “Chúa tiên”. Bởi, dung nhan xinh đẹp, cầm kỳ thi họa đủ tài xuất chúng, đây chính là sắc hương của kinh đô nước Việt một thời.
Năm “Chúa tiên” 16 tuổi (1786), cả đất nước, kinh thành và vương triều nhà Hậu Lê, đều gặp cơn biến động lớn. Tây Sơn Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, bằng “chiến dịch kép” Phú Xuân – Thăng Long, đã xóa sổ thế lực các Chúa nhà Trịnh. Và, với danh nghĩa “Phù Lê”, được vua Lê Hiển Tông phong làm “Nguyên soái Phù chính Dực vũ Uy Quốc công”. Một cuộc “hôn nhân chính trị” để liên kết vương triều nhà Hậu Lê với thế lực Tây Sơn cũng được tính toan liền đấy. Và thế là thành một đám cưới linh đình suốt hai ngày (10 và 11 tháng bảy âm lịch) năm 1786 – sự kiện nghìn năm chưa từng thấy ở chốn đế đô: gả Chúa tiên cho thủ lĩnh Tây Sơn!
Tượng Hoàng hậu Lê Ngọc Hân
"thờ kín" ở Đền Ghềnh
Cuộc tình duyên siêu hạng giữa Ngọc Hân và Nguyễn Huệ chỉ kéo dài 6 năm. Nhưng ở ngay năm đầu tiên gắn bó, khó khăn – nghiêm trọng và căng thẳng – đã ập đến với nàng công chúa nhà Lê đi làm dâu nhà Tây Sơn rồi.
Số là, vua cha Lê Hiển Tông, chỉ 6 ngày sau khi gả con gái yêu cho thủ lĩnh Tâu Sơn, thì đã băng hà (ngày 17 tháng bảy âm lịch). Nhưng vẫn kịp di chúc (được ghi vào sách “Hoàng Lê nhất thống chí”) rằng: “Sau khi ta nhắm mắt, việc nối ngôi là sự trọng đại. Chuyện gì cũng phải bẩm qua với ông ấy, không được khinh suất!”
Do đấy mà việc triều đình nhà Lê quyết định đưa Hoàng tự tôn Lê Duy Kỳ lên nối ngôi, đã được “bẩm qua với ông ấy” ngay. Nhưng “ông ấy” – tức Nguyễn Huệ - lại đem “sự trọng đại” này, hỏi ý kiến người vợ trẻ mới cưới của mình – vừa là công chúa nhà Lê, vừa chính là Hoàng cô của Lê Duy Kỳ. Và đã nhận được lời khuyên sáng suốt vô tư của Ngọc Hân là: “Không chấp nhận”!
Việc đăng quang của Lê Duy Kỳ lúc đầu bị phủ quyết, vậy là có nguyên nhân từ chính Lê Ngọc Hân. Đám cựu thần và hoàng thân quốc thích thủ cựu nhà Hậu Lê dò biết được điều này, đã nhao nhao phản ứng, dồn sức ép – thậm chí cả lời nguyền rủa lẫn đòi xóa tên khỏi “Kim sách” (Sổ vàng hoàng tộc) – đối với Ngọc Hân!
Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Huệ - biết chắc ý kiến Ngọc Hân là đúng, nhưng để giải tỏa sức ép cho người vợ yêu – đã quyết định lại: hãy cứ cho Lê Duy Kỳ lên ngôi! Để rồi phải trả giá cho sự “dĩ hòa vi quý” của mình, bằng cả một loạt trận đánh ở mùa “Xuân lửa Đống Đa” sau đấy: quét sạch vừa là 29 vạn quân Thanh xâm lược, vừa là kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” Lê Chiêu Thống! Chiêu Thống chính là niên hiệu trị vì của Hoàng tự tôn Lê Duy Kỳ mà Ngọc Hân trước đã phản đối việc nối ngôi!
Nguyễn Huệ tin và yêu Ngọc Hân vì những việc như thế. Cho nên, sau khi lên ngôi Quang Trung Hoàng Đế, đã phong ngay Ngọc Hân làm “Bắc cung Hoàng hậu”. Nhưng chỉ được 2 năm thì Hoàng hậu đã thành Thái hậu (góa chồng): Quang Trung đột ngột từ trần (ngày 29 tháng chín âm lịch năm 1972)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết