Hướng dẫn soạn bài
2 posters
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN 8 :: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 :: Lão Hạc - Nam Cao
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
Câu 2: Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều Lão Hạc thu xếp nhờ cây ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão
Câu 3: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật tôi đối với Lão Hạc như thế nào?
Câu 4: Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật "tôi" cảm thấy "cuộc đời quả thật ... đáng buồn" nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, "tôi" lại nghĩ: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật "tôi" như thế nào?
Câu 5: Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở điểm nào? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật "tôi" có hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 6: Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật"tôi" trong đoạn văn sau:
" Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta ....... ích kỉ che lấp mất"
Câu 1: Chung quanh việc lão Hạc bán "cậu Vàng"
a. Giải thích vì sao lão Hạc phải bán đi con chó Vàng thân thiết:
Cần trở lại phần trước truyện ngắn để thấy rõ tình cảnh túng quẫn ngày càng đe dọa lão Hạc lúc này. Mặc khác, từ đây cũng cần chỉ ra tấm lòng thương yêu con sâu sắc, nhân cách cao quý của lão Hạc. Người bố nhân hậu, giàu lòng tự trọng này không nỡ tiêu phạm vào những đồng tiền cố dành dụm cho đứa con trai vì nghèo mà phẫn chí bỏ làng đi.
b. Tâm trạng của lão Hạc khi bán "cậu Vàng".
- Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại bán "cậu Vàng" với ông giáo, có thể thấy lão đã suy tính, đắng đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi "cậu Vàng" là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu.
- Sau khi bán "cậu Vàng", lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì già bằng tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã nỡ lừa ai! Chú ý phân tích các chi tiết miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc lúc kể lại với ông giáo chuyện bán "cậu Vàng". Các chi tiết về ngoại hình này thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận.
c. Chung quanh việc lão Hạc bác "cậu Vàng", chúng ta nhận ra đây là một con người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực. Đặc biệt, từ đây chúng ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người bố nghèo khổ. Từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền vì không có tiền cưới vợ, có lẽ lão Hạc vừa mong mỏi chờ đợi vừa luôn mang tâm trạng ăn năn, cảm giác mắc tội bởi không lo liệu nổi cho con. Người bố tội nghiệp này còn mang cảm giác day dứt vì đã không cho con bán vườn lấy vợ. Lão cố tích góp, dành dụm để khỏa lấp đi cái cảm giác ấy. Vì thế, dù rất thương "cậu Vàng", đến tình cảnh này lão cũng quyết định bác bởi nếu không sẽ phải tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn đang cố giữ trọng vẹn cho con trai. Việc đành phải bán cậu Vàng càng chứng tỏ tình thương con sâu sắc của lão Hạc.
Câu 2: Nguyên nhân cái chết của lão Hạc
Suy nghĩ về tình cảnh và bản chất, tính cách của lão Hạc qua những điều lão thu xếp, nhờ cậy ông giáo.
- Tình cảnh đói khổ, tùng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự thoát. Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những con người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạnh tháng Tám.
- Nhưng xét ra, nếu lão Hạc là người tham sống, lão còn có thể sống được, thậm chí còn có thể sống lâu nữa là đàng khác, Lão còn ba mươi đồng bạc (thời bấy giờ là đáng kể), còn ba sào vườn có thể bán dần. Nhưng nếu làm như thế nghĩa là ăn vào đồng tiền, vào cái vốn liếng cuối cùng để cho đứa con. Lão lại còn lo cái chết của mình để không gây phiền cho bà con làng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
- Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo, chúng ta thấy lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này. Lão lo không giữ trọn được mảnh vườn cho anh con trai đang xa làng biền biệt. Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Đọc tiếp phần sau truyện, chúng ta hiểu thực ra lão Hạc đã âm thầm chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình từ khi nỡ lừa bán "cậu Vàng".
Câu 3: Thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc: thương lão vì lão thương con và không muốn làm phiền đến người khác khi lão chết. Cho đến chết lão Hạc vẫn thể hiện là một con người chân chất, lương thiện, trung thực, giàu lòng tự trọng đáng quý.
Câu 4: Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó, ông giáo ngỡ ngàng: "Con người đánh kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn". Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo lại cảm nhận: "Không! Cuộc đời chưa hảng đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Hiểu ý nghĩa đó như thế nào?
- Trong truyện ngắn này, chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu tình thương, giàu lòng tự trijng ấy đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa "đánh lừa" - chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" nghĩa là nó đã đẩy những con người đánh kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế, mà cũng bị tha hóa. Đến đây, với câu nói đầy vẻ nghi ngờ, mỉa mai của Binh Tư, tình huống truyện được đẩy lên đỉnh điểm.
- Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến ông giáo giật mình mà ngẫm về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi may mà ý nghĩa trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa: con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, sao ông lão đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này.
Câu 5: Nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm:
Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật "tôi" (ông Giáo). Vì thế:
- Làm câu chuyện gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật.
- Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt.
- Giúp truyện có nhiều giọng điệu: vừa tự sự vừa trữ tình, có khi hòa lẫn triết lí sâu sắc có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình.
Câu 6: Về ý nghĩ của nhân vật ông giáo: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương...".
- Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao
- Với triết lí - trữ tình này, Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình tương. Vấn đề "đôi mắt" này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán ở sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhìn ra và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quí của họ.
- Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
Câu 7: Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ là vô cùng khổ cực, nghèo nàn, khốn khố nhưng phẩm chất của họ thì lại lương thiên, chân chất, có lòng tự trọng cao và biết nghĩ đến người khác. Cuộc đời thật trớ trêu thay!
Câu 2: Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều Lão Hạc thu xếp nhờ cây ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão
Câu 3: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật tôi đối với Lão Hạc như thế nào?
Câu 4: Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật "tôi" cảm thấy "cuộc đời quả thật ... đáng buồn" nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, "tôi" lại nghĩ: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật "tôi" như thế nào?
Câu 5: Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở điểm nào? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật "tôi" có hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 6: Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật"tôi" trong đoạn văn sau:
" Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta ....... ích kỉ che lấp mất"
Bài làm
Câu 1: Chung quanh việc lão Hạc bán "cậu Vàng"
a. Giải thích vì sao lão Hạc phải bán đi con chó Vàng thân thiết:
Cần trở lại phần trước truyện ngắn để thấy rõ tình cảnh túng quẫn ngày càng đe dọa lão Hạc lúc này. Mặc khác, từ đây cũng cần chỉ ra tấm lòng thương yêu con sâu sắc, nhân cách cao quý của lão Hạc. Người bố nhân hậu, giàu lòng tự trọng này không nỡ tiêu phạm vào những đồng tiền cố dành dụm cho đứa con trai vì nghèo mà phẫn chí bỏ làng đi.
b. Tâm trạng của lão Hạc khi bán "cậu Vàng".
- Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại bán "cậu Vàng" với ông giáo, có thể thấy lão đã suy tính, đắng đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi "cậu Vàng" là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu.
- Sau khi bán "cậu Vàng", lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì già bằng tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã nỡ lừa ai! Chú ý phân tích các chi tiết miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc lúc kể lại với ông giáo chuyện bán "cậu Vàng". Các chi tiết về ngoại hình này thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận.
c. Chung quanh việc lão Hạc bác "cậu Vàng", chúng ta nhận ra đây là một con người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực. Đặc biệt, từ đây chúng ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người bố nghèo khổ. Từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền vì không có tiền cưới vợ, có lẽ lão Hạc vừa mong mỏi chờ đợi vừa luôn mang tâm trạng ăn năn, cảm giác mắc tội bởi không lo liệu nổi cho con. Người bố tội nghiệp này còn mang cảm giác day dứt vì đã không cho con bán vườn lấy vợ. Lão cố tích góp, dành dụm để khỏa lấp đi cái cảm giác ấy. Vì thế, dù rất thương "cậu Vàng", đến tình cảnh này lão cũng quyết định bác bởi nếu không sẽ phải tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn đang cố giữ trọng vẹn cho con trai. Việc đành phải bán cậu Vàng càng chứng tỏ tình thương con sâu sắc của lão Hạc.
Câu 2: Nguyên nhân cái chết của lão Hạc
Suy nghĩ về tình cảnh và bản chất, tính cách của lão Hạc qua những điều lão thu xếp, nhờ cậy ông giáo.
- Tình cảnh đói khổ, tùng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự thoát. Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những con người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạnh tháng Tám.
- Nhưng xét ra, nếu lão Hạc là người tham sống, lão còn có thể sống được, thậm chí còn có thể sống lâu nữa là đàng khác, Lão còn ba mươi đồng bạc (thời bấy giờ là đáng kể), còn ba sào vườn có thể bán dần. Nhưng nếu làm như thế nghĩa là ăn vào đồng tiền, vào cái vốn liếng cuối cùng để cho đứa con. Lão lại còn lo cái chết của mình để không gây phiền cho bà con làng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
- Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo, chúng ta thấy lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này. Lão lo không giữ trọn được mảnh vườn cho anh con trai đang xa làng biền biệt. Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Đọc tiếp phần sau truyện, chúng ta hiểu thực ra lão Hạc đã âm thầm chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình từ khi nỡ lừa bán "cậu Vàng".
Câu 3: Thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc: thương lão vì lão thương con và không muốn làm phiền đến người khác khi lão chết. Cho đến chết lão Hạc vẫn thể hiện là một con người chân chất, lương thiện, trung thực, giàu lòng tự trọng đáng quý.
Câu 4: Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó, ông giáo ngỡ ngàng: "Con người đánh kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn". Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo lại cảm nhận: "Không! Cuộc đời chưa hảng đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Hiểu ý nghĩa đó như thế nào?
- Trong truyện ngắn này, chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu tình thương, giàu lòng tự trijng ấy đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa "đánh lừa" - chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" nghĩa là nó đã đẩy những con người đánh kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế, mà cũng bị tha hóa. Đến đây, với câu nói đầy vẻ nghi ngờ, mỉa mai của Binh Tư, tình huống truyện được đẩy lên đỉnh điểm.
- Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến ông giáo giật mình mà ngẫm về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi may mà ý nghĩa trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa: con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, sao ông lão đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này.
Câu 5: Nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm:
Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật "tôi" (ông Giáo). Vì thế:
- Làm câu chuyện gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật.
- Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt.
- Giúp truyện có nhiều giọng điệu: vừa tự sự vừa trữ tình, có khi hòa lẫn triết lí sâu sắc có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình.
Câu 6: Về ý nghĩ của nhân vật ông giáo: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương...".
- Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao
- Với triết lí - trữ tình này, Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình tương. Vấn đề "đôi mắt" này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán ở sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhìn ra và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quí của họ.
- Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
Câu 7: Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ là vô cùng khổ cực, nghèo nàn, khốn khố nhưng phẩm chất của họ thì lại lương thiên, chân chất, có lòng tự trọng cao và biết nghĩ đến người khác. Cuộc đời thật trớ trêu thay!
Re: Hướng dẫn soạn bài
Khá hay! Tuy nhiên câu 7 chưa đc kĩ lm bạn nhé )
blamld81- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 11/03/2015
Học tốt KHXH lớp 8 :: KHOA HỌC XÃ HỘI :: NGỮ VĂN 8 :: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 :: Lão Hạc - Nam Cao
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết